DV Phật Di Lặc chết hụt trong nhà xác

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 550Kỳ mới nhất

Câu chuyện hãi hùng của nghệ sĩ Thiết Ngưu thủ vai Phật Di Lặc trong phim "Tây Du Ký" khiến mọi người trong đoàn đều sởn da gà vì kinh sợ.

Chỉ riêng tại Trung Quốc, dù đã lên sóng hơn 2.000 lần nhưng "Tây du ký" phiên bản 1986 vẫn là bộ phim được yêu thích, cứ mỗi dịp năm mới lại có đài truyền hình chiếu lại, vẫn đạt rating rất cao. Thế nhưng, để có một tập phim được yêu thích như thế, đoàn làm phim đã trải qua rất nhiều khó khăn mà hiếm người biết được. Chuyên đề Tây Du Ký - Chuyện giờ mới kể sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn chân thật về quá trình thực hiện tác phẩm kinh điển nổi tiếng này.

Ngày thứ hai đoàn Tây Du Ký lưu lại địa điểm Cửu Hoa Sơn (Trì Châu, tỉnh An Huy), các diễn viên trong danh sách kịch bản yêu cầu đều có mặt đông đủ, trong đó có hai nghệ sỹ nổi tiếng là Thiệt Ngưu và Tào Phong của Xưởng sản xuất phim Thượng Hải, cùng nữ diễn viên Vương Linh Hoa từ Viện vũ kịch Thượng Hải.

Trong tập 18 - Vào nhầm tiểu Lôi Âm, Vương Linh Hoa vào vai hoa tiên - Hạnh Hoa tiên tử. Đây là nhân vật vừa biết ca hát, múa và diễn kịch. Việc này đòi hỏi diễn viên phải tự thể hiện được, không sử dụng người đóng thế. 

DV Phật Di Lặc chết hụt trong nhà xác - 1

Tạo hình Hạnh Hoa tiên tử của Vương Linh Hoa.

DV Phật Di Lặc chết hụt trong nhà xác - 2

Hạnh Hoa tiên của Vương Linh Hoa (giữa) và chư tiên của Tào Phong (áo xanh) trong  một cảnh phim Tây Du Ký tập 19.

Vương Linh Hoa vốn là một nữ diễn viên múa chuyên nghiệp, vừa hoàn thành vai nữ chính trong bộ phim điện ảnh Quỷ muội. Tạo hình cũng như kỹ năng diễn xuất của cô trong bộ phim trên khiến đạo diễn Dương Khiết cảm thấy hết sức hài lòng nên đã quyết định mời cô vào vai Hạnh Hoa tiên tử.

Trong khi đó, hai nghệ sĩ lão luyện của Xưởng phim Thượng Hải là Thiết Ngưu và Tào Phong vốn là hai nam diễn viên gạo cội thân thuộc với khán giả Hoa ngữ. Trong tập 19, Thiết Ngưu được giao thể hiện vai diễn Phật Di Lặc còn Tào Ngưu vào vao Hoàng My yêu vương và một vai diễn phụ khác.

Sự nghiệp điện ảnh của hai nghệ sĩ gạo cội có thể kể đến hàng trăm vai diễn, thậm chí ngay đến bản thân họ cũng không thể nhớ nổi đã đóng bao nhiêu nhân vật.

Điều đặc biệt là các vai diễn của Thiết Ngưu và Tào Phong phần lớn đều là những nhân vật phụ, xuất hiện trên phim cũng không nhiều nhưng họ đều để lại trong lòng khán giả những ấn tượng sâu sắc. Chính thái độ với công việc và sự yêu nghề đã khiến đồng nghiệp đều tin tưởng, kính trọng và yêu mến họ.

DV Phật Di Lặc chết hụt trong nhà xác - 3

Tạo hình Phật tổ Di Lặc của nghệ sĩ Thiết Ngưu.

DV Phật Di Lặc chết hụt trong nhà xác - 4

Tào Phong trong tạo hình Hoàng my yêu vương.

Hai nghệ sĩ trên đều là những người hòa nhã, vui tính và rất hay pha trò. Những phân đoạn ngắn trong phim cũng được họ hoàn thành một cách nhanh chóng và trơn tru. Nghệ sĩ Tào Phong có khiếu hài hước và thường biến tấu lời thoại cũng như thêm các hành động ấn tượng nhất bằng điệu bộ hỉ mũi và ngoáy mũi của yêu quái.  Điều này khiến tình tiết của phim trở nên vui nhộn, ngay cả người trong đoàn trực tiếp chứng kiến cũng không nhịn được cười.

Đáng nhớ nhất là một kỷ niệm hãi hùng mà nghệ sĩ Thiết Ngưu từng kể lại cho thành viên đoàn Tây Du Ký trong thời gian ông lưu diễn. Đó là những năm tháng diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa, Thiết Ngưu được đưa vào viện do đau dạ dày. Trong phòng cấp cứu ông bị sốc, bất tỉnh nhân sự, không còn hay biết gì nữa.

Hôn mê không biết bao lâu,khi tỉnh lại, Thiết Ngưu ngồi bật dậy, nhìn xung quanh chỉ thấy một màu đen đặc quánh, có cảm giác như đang ở trong một căn phòng rộng mênh mông. Không khí lạnh lẽo khiến ông bất giác không nhớ nổi vì sao ông lại có mặt trong một căn phòng như vậy. Cơn lạnh ùa đến khiến Thiết Ngưu co rúm người, hai tay ông xoa bóp chân và cánh tay cho khỏi cóng, lần xuống giường và tìm xem có chiếc chăn nào dày hơn để đắp. Lúc này ông mới lờ mờ nhận ra những giường xung quanh có rất nhiều bệnh nhân, dường như mọi người đều đang ngủ say, căn phòng vẫn tĩnh lặng không một tiếng động.

DV Phật Di Lặc chết hụt trong nhà xác - 5

Nghệ sĩ Thiết Ngưu hỉ hả trong tạo hình vai diễn Di Lặc phật tổ.

DV Phật Di Lặc chết hụt trong nhà xác - 6

Nghệ sĩ Thiết Ngưu (trái) trong vai một  binh lính.

Thiết Ngưu dò dẫm, đụng phải chiếc giường trước mặt, tay ông giật thót khi quờ quạng phải một bệnh nhân, người lạnh cóng và cứng đơ như gỗ. Lấy tay vén tấm vải phủ trên người này, Thiết Ngưu "hồn bay phách lạc" khi nhận ra đây là một xác chết. Trong lúc hoảng hốt, Thiết Ngưu tiến đến những giường bệnh khác, sờ người nào cũng đều lạnh cứng cả. Lúc này ông mới hoàn hồn khi biết mình đã bị đưa vào nhà xác.

Thiết Ngưu sợ hãi chạy khắp phòng để tìm cửa chính, vừa đập cửa vừa la hét lạc giọng kêu cứu. Trời đang giữa đêm, người qua lại thưa thớt. Khi nghe thấy tiếng kêu cứu phát ra từ nhà xác khiến ai nấy đếu hốt hoảng nghĩ người chết sống lại bắt người, không ai dám lại gần và chạy càng nhanh càng tốt.

May mắn cho Thiết Ngưu, có một y tá đi qua nghe tiếng kêu liền tức tốc gọi nhân viên bảo vệ mở khóa đưa ông ra ngoài. Trải nghiệm thời khắc "vực dậy từ cái chết" khiến Thiết Ngưu không thể nào quên. Đến tận bây giờ ông vẫn chưa hiểu vì sao ông lại bị người ta đưa vào nhà xác.

Nghệ sĩ Thiết Ngưu tên thật là Dương Tích Nghiệp, sinh năm 1922, người huyện Dịch, tỉnh Sơn Đông. Năm 1946, Thiết Ngưu tham gia đoàn văn công quân khu 4 mới, sau đó trở thành diễn viên Đoàn Văn công quân khu Sơn Đông và được kết nạp Đảng CS Trung Quốc.

DV Phật Di Lặc chết hụt trong nhà xác - 7

Lục Tiểu Linh Đồng (trái) bên cạnh nghệ sĩ Thiết Ngưu tại bệnh viện Thượng Hải (7/2012).

DV Phật Di Lặc chết hụt trong nhà xác - 8

Nghệ sĩ Thiết Ngưu (giữa) chụp ảnh lưu niệm cùng Lục Tiểu Linh Đồng và văn sĩ Trần Hồng Mai.

Sau khi nhà nước Trung Hoa mới được thành lập, Thiết Ngưu chuyển về công tác tại Xưởng phim Thượng Hải, đảm nhiệm vị trí thư ký chi nhành đoàn kịch Thượng Hải và phó trưởng đoàn. Đa phần vai diễn của ông là bộ đội, sĩ quan, công nhân... Vai diễn để đời của ông chính là Di Lặc Phật tổ trong bộ phim Tây Du Ký 1986.

Thời gian gần đây, Thiết Ngưu thường xuyên đau ốm, bệnh tật và phải nằm viện. Trong số các diễn viên đoàn Tây Du Ký, Lục Tiểu Linh Đồng là người thân cận và thường chạy qua chạy lại giữa Bắc Kinh - Thượng Hải để thăm lão nghệ sĩ. Có nhiều thông tin ở Trung Quốc đồn đại, Thiết Ngưu qua đời năm 2010 thọ 71 tuổi. Có nguồn lại dẫn ông mất năm 2004, thọ 82 tuổi. Tuy nhiên, lần thăm gần đây nhất của Lục Tiểu Linh Đồng diễn ra vào tháng 7/2012, khi Thiết Ngưu đã bước sang tuổi 91, nằm trên giường bệnh và không còn tỉnh táo. Ngoài ra, cũng có nhiều thông tin cho rằng nghệ sĩ Tào Phong qua đời năm 2005.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 550Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Tây Du Ký 1986: Chuyện giờ mới kể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN