Xuất hiện Vạn Lý Trường Thành nhái ngay tại Trung Quốc
Bản sao của Vạn Lý Trường Thành vừa được xây dựng ở phía đông tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Vạn Lý Trường Thành nhái ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc
Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là một điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, thường rất đông đúc vào những dịp nghỉ lễ. Nếu muốn tránh tình trạng chen chúc, du khách hoàn toàn có thể đến thăm bản sao của bức tường thành lịch sử này.
Một Vạn Lý Trường Thành giả vừa được xây dựng ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây, cách bức tường thật khoảng 1.500 km.
Bức tường giả cũng được xây dựng trên đồi với nhiều tháp quan sát giống bức tường thật, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin.
Bức tường giả cũng được xây dựng trên đồi với nhiều tháp quan sát giống bức tường thật
Nhưng về độ dài, nó thua xa bản gốc. Vạn Lý Trường Thành kéo dài gần 9.000 km trong khi phiên bản nhái chỉ dài 4 km.
Một vài đoạn của Vạn Lý Trường Thành - di sản Thế giới được Unesco công nhận - được xây dựng trong triều đại nhà Tần (221 TCN -207 TCN), nhưng hầu hết công trình được xây trong thời nhà Minh (1368-1644).
Vạn Lý Trường Thành nhái chỉ dài 4 km
Khi hình ảnh chụp Vạn Lý Trường Thành giả được đăng tải lên mạng xã hội, người xem có nhiều ý kiến trái chiều.
Một người bình luận: "Không thể làm nhái Vạn Lý Trường Thành vì ý nghĩa lịch sử của nó là duy nhất!”
Người khác đùa: "Vạn Lý Trường Thành ở Nam Xương khá đẹp đấy chứ. Không có vấn đề bản quyền gì đúng không?"
Khi hình ảnh chụp Vạn Lý Trường Thành giả được đăng tải lên mạng xã hội, người xem có nhiều ý kiến trái chiều
Trung Quốc nổi tiếng với việc sao chép các tòa nhà nổi tiếng như tháp Eiffel và Tượng Nữ thần Tự do.
Năm ngoái, nghệ sĩ người Anh Wendy Taylor cáo buộc một chiếc đồng hồ ở Thượng Hải là bản sao của tác phẩm điêu khắc Timepiece – biểu tượng của London.
Năm 2014, một bản sao tượng nhân sư Ai Cập đã phải tháo dỡ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc sau khi chính phủ Ai Cập phàn nàn về việc sao chép này.
Một phiên bản tượng nhân sự Ai Cập nhái ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã bị phá dỡ sau khi Bộ Khảo cổ...