Video: Rắn hổ mang bạch tạng cực hiếm xuất hiện sau cơn mưa

Rắn hổ mang là một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới. Nó thường có màu đen với các mảng sáng màu. Loài rắn hổ mang bạch tạng thuộc loại cực quý hiếm.

Con rắn hổ mang màu trắng được phát hiện đang trườn trên lối vào nhà ở khu dân cư tại thành phố Coimbatore, bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ. Con rắn dài khoảng 1,5m, là rắn hổ mang bạch tạng, cực hiếm thấy trong tự nhiên.

Các chuyên gia từ Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và Động vật Hoang dã (WNCT) đã đến hiện trường và đưa con rắn ra khỏi khu vực dân cư, thả trong khu rừng ở Anaikatti. Con rắn xuất hiện sau đợt mưa bão nghiêm trọng trong khu vực, theo Livescience.

Bạch tạng là một tình trạng di truyền ngăn cản động vật sản xuất sắc tố melanin, sắc tố tạo màu cho da, lông, lông vũ hoặc vảy. Động vật bạch tạng thiếu sắc tố trong mống mắt, do vậy, mắt của chúng có màu hồng nhạt hoặc đỏ nhạt. Trong một số trường hợp, động vật bạch tạng bị giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn, da rất dễ bị cháy nắng.

Tới bắt rắn hổ mang, thợ bắt rắn bị phun nọc độc trúng mắt

Khi thợ bắt rắn dùng gậy chuyên dụng để khống chế con rắn hổ mang thì bị nó phun nọc độc trúng mắt, khiến người này ngã gục trong đau đớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Hương (T/h) ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN