Video: Bất ngờ về tuổi thọ của Rùa khổng lồ và những sinh vật sống lâu bậc nhất Trái Đất

Rùa khổng lồ Seychelles

Rùa nổi tiếng vì sống lâu trăm tuổi và "cụ" rùa sống thọ nhất có tên Jonathan ở trên đảo St. Helena ở Nam Đại Tây Dương. "Cụ" thuộc loài rùa khổng lồ Seychelles (Aldabrachelys gigantea hololissa), hiện đã hơn 190 tuổi.

Cụ rùa Jonathan được cho là chào đời khoảng năm 1832 và đến năm 1882 được đưa đến St. Helena làm quà tặng cho ngài William Grey-Wilson, thống đốc hòn đảo.

Vào ngày 12/1/2022, sách Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận "cụ" rùa Jonathan sống lâu nhất thuộc siêu bộ Chelonia, nhóm bao gồm rùa, ba ba, giải, vích, đồi mồi… với 190 tuổi. Tuy nhiên, Giám đốc Sở du lịch St. Helena Matt Joshua cho rằng tuổi thật của cụ rùa Jonathan có thể đã lên đến 200 năm.

Cá voi đầu cong

Cá voi đầu cong (Balaena mysticetus) là loài động vật có vú sống lâu nhất hành tinh. Mặc dù chưa thể khẳng định tuổi thọ chính xác của chúng nhưng bằng chứng được tìm thấy ở một số cá thể cho thấy loài động vật này có thể sống hơn 200 năm, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Sở dĩ cá voi đầu cong có tuổi thọ khủng bởi ở chúng có đột biến gien gọi là ERCC1, giúp sửa chữa ADN bị tổn thương. Từ đó, có thể bảo vệ cá voi khỏi bệnh ung thư, một nguyên nhân gây tử vong tiềm tàng.

Cá mập Greenland 

Cá mập Greenland (Somniosus microcephalus) sống sâu dưới đáy biển Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương. Chúng có thể dài tới 7,3 m và chính là động vật có xương sống có tuổi thọ nhất trên Trái Đất với ít nhất 272 tuổi, theo một nghiên cứu khoa học vào năm 2016.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra bằng chứng rằng cá mập Greenland có thể sống tới 392 năm, thậm chí lên 512 năm - theo tạp chí Live Science.

Ngao đại dương

Ngao đại dương quahog (Arctica islandica) sinh sống ở Bắc Đại Tây Dương có thể sống lâu hơn cả trai nước ngọt.

Theo Bảo tàng Quốc gia Xứ Wales, một cá thể ngao được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Iceland vào năm 2006 được cho là đã sống tới 507 năm.

"Ở vùng nước lạnh xung quanh Iceland, ngao đại dương có quá trình trao đổi chất chậm hơn và do đó phát triển chậm khiến chúng sống lâu tới hơn 500 năm tuổi", theo tạp chí Live Science.

San hô đen

San hô trông giống như những tảng đá và thực vật dưới nước đầy màu sắc nhưng chúng thực sự được tạo thành từ bộ xương ngoài của động vật không xương sống được gọi là polyp.

Các polyp này liên tục nhân lên và tự thay thế bằng cách tạo ra một bản sao giống hệt nhau chứ không phải một sinh vật duy nhất. "Tuổi thọ của san hô phụ thuộc nhiều hơn vào nỗ lực của cá nhóm" - tạp chí Live Science cho biết và khẳng định san hô đen nước sâu là một trong những loài san hô sống lâu nhất.

Một báo cáo khoa học năm 2009 cho thấy mẫu san hô đen ở ngoài khơi vùng biển Hawaii có tuổi thọ lên tới 4.265 năm tuổi.

Sứa Turritopsis dohrnii - có khả năng bất tử

Turritopsis dohrnii còn gọi là "sứa bất tử" bởi chúng có thể sống mãi mãi. Loài sứa bắt đầu vòng đời dưới dạng ấu trùng trước khi bám vào đáy biển và biến đổi thành polyp.

Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ, sứa Turritopsis dohrnii trưởng thành đặc biệt ở chỗ chúng có thể chuyển về dạng polyp nếu bị đói hoặc thương tổn, sau đó quay trở lại trạng thái sứa.

Loài sứa bản xứ ở biển Địa Trung Hải này có thể lặp lại phương thức đảo ngược vòng đời trên nhiều lần, do đó trong điều kiện phù hợp chúng sẽ "trường sinh bất lão".

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Cá mập bị bạch tuộc khổng lồ hạ gục trong nháy mắt

Bạch tuộc khổng lồ tấn công bất cứ con cá mập nào bơi đến gần, dùng xúc tu giật mạnh rồi vật ngửa để làm con mồi tê liệt và ăn thịt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo An (T/h) ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN