Trung Quốc: Bị sốc vì kết quả xét nghiệm ADN, người bố có hành động gây tranh cãi
Người đàn ông phải ngồi tù vì hành động của mình nhưng cư dân mạng vẫn nảy sinh tranh cãi.
Người đàn ông có hành động gây tranh cãi sau khi nhận kết quả xét nghiệm ADN. Ảnh minh họa: Shutterstock
Theo SCMP, vụ việc xảy ra với gia đình ông Li ở thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, đông nam Trung Quốc.
Jiujiang Fabu, tài khoản mạng xã hội chính thức của thành phố Cửu Giang, gần đây đã đăng tải câu chuyện của ông Li. Theo đó, ông Li hẹn hò với một phụ nữ từ năm 2019 và sau đó người này có thai. Sau khi sinh bé gái, người phụ nữ lập tức bỏ đi.
Kể từ đó, ông Li phải nuôi đứa trẻ khôn lớn. Sự thật về nguồn gốc của bé gái chỉ vỡ lở sau khi người đàn ông làm xét nghiệm ADN để đăng ký hộ khẩu cho cô bé.
Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy, ông Li không phải cha đẻ của bé gái. Người đàn ông cho biết đã bị sốc sau khi biết kết quả.
Vì chưa kết hôn với mẹ của đứa trẻ và không biết tung tích của người phụ nữ này, ông Li không thể nhận bé gái làm con nuôi. Luật pháp Trung Quốc quy định cần phải có sự đồng ý của ít nhất cha hoặc mẹ đẻ của đứa trẻ mới được nhận nuôi, và người đàn ông độc thân phải lớn hơn đứa trẻ ít nhất 40 tuổi.
Ông Li sau đó quyết định làm giả kết quả xét nghiệm ADN về quan hệ cha con và đăng ký bé gái là con gái ruột. Nhưng khi mang giấy tờ đến văn phòng cảnh sát, nhân viên đăng ký hộ khẩu phát hiện có dấu vết giả mạo và hình phạt dành cho ông Li là 5 ngày bị giam giữ.
Vụ việc làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng mạng Trung Quốc. Nhiều người bày tỏ sự thông cảm với hoàn cảnh của ông Li.
"Phát hiện đứa trẻ không phải con mình nhưng ông ấy vẫn muốn cô bé có một mái ấm gia đình. Thậm chí, ông ấy chấp nhận vi phạm pháp luật để làm điều đó", một cư dân mạng bình luận trên mạng xã hội Weibo.
"Ông ấy vĩ đại hơn nhiều so với bố mẹ đẻ của đứa trẻ đó", một người khác viết.
Cũng có người ủng hộ quyết định xử phạt của cảnh sát. "Cảnh sát nên xác minh tình trạng cha mẹ và con cái một cách nghiêm ngặt để ngăn nạn bắt cóc trẻ em", một người viết trên Weibo.
Theo SCMP, Trung Quốc đã chấp nhận kết quả xét nghiệm ADN từ các tổ chức được cấp phép (bên thứ 3) nhằm làm bằng chứng pháp lý kể từ năm 2002.
Lo ngại chồng cũ và gia đình người này có thể hãm hại, một thai phụ đã chuyển tới sống tại nhà của anh họ. Bi kịch bắt đầu vào ngày thai phụ sinh con.
Nguồn: [Link nguồn]