Rùng rợn và kinh hãi hủ tục mai táng "có một không hai"
Cho đến giờ, vẫn còn những tập tục mai táng khiến nhiều người phải sởn da gà.
Tục nuôi người chết của người H’Mông
Người H’Mông ở Phù Yên, Sơn La khi có người quá cố sẽ được đặt vào hai thanh gỗ hoặc tre được buộc thêm những thanh ngang có chiều rộng vừa đủ.
Sau khi mặc quần áo tang và đặt vào hai thanh gỗ, người chết sẽ được dùng dây thừng treo lên cách mặt nền nhà khoảng một mét.
Người chết được treo trong nhà.
Mọi người đến thắp hương để được gặp mặt người đã khuất lần cuối và ở lại dùng bữa chia buồn cùng gia đình.
Trước khi dùng bữa, gia đình xới một bát cơm, lấy một ít thức ăn có trong bữa và thầy mo bắt đầu làm nghi lễ mời người chết về dùng cơm với người thân để thể hiện tình cảm của người còn sống với người khuất.
Sau những ngày ở nhà, người chết đươc hạ xuống và khiêng đi chôn cất.
Tục mai táng tập thể của người J’rai
Khu nhà mả của làng Plei Trang, xã Iapiar, huyện Phú Thiện, Gia Lai, ra đời từ năm 1980, đến nay đã có hơn 200 người được chôn trong 14 ngôi mộ.
Mỗi ngôi mộ được đào sâu khoảng 2 mét, rồi chôn những người chết trong làng cho đến khi ngôi mộ này đầy xác người chết mới có ngôi mộ khác.
Mồ tập thể.
Nếu xác của người chôn trước da thịt đã thối rữa, chỉ còn xương, họ sẽ dồn tất cả xương cốt lại một chỗ (người lớn tuổi sẽ được để xương cốt lên đầu quan tài, người ít tuổi hơn sẽ được gạt xuống phần cuối cùng của quan tài), rồi đặt xác người mới chết vào trong.
Nếu thời gian hai người chết quá gần nhau, xác của người chết trước vẫn còn da thịt, người trong làng sẽ cắt bỏ hết da thịt của người nằm trong quan tài để lên mặt đất cho chim Cờ-reng-á (kền kền) ăn, rồi dồn xương lại đặt người mới chết vào trong quan tài.
Cứ như vậy, họ chôn chung những người chết trong làng cho đến khi chiếc quan tài đó đầy xương cốt thì sẽ làm lễ bỏ mả.
Tự thiêu theo người chết
Người Hindu tin rằng khi một người đàn ông chết, người vợ cũng phải tự thiêu để về đoàn tụ cùng chồng. Đó được xem là một sự hy sinh cần thiết ở thời bấy giờ, và dù hành động này đang bị pháp luật nghiêm cấm, nhưng cho đến ngày nay vẫn được một số người áp dụng.
Ăn thịt người chết
Những bộ lạc ở Amazon có một nghi lễ mai táng bằng cách ăn thịt người chết. Họ tin rằng điều đó sẽ thể hiện tình yêu với người quá cố, họ cũng sẽ đạt được trí tuệ và tài năng của người chết.
Chôn người tự tử ở ngã tư đường với cọc xuyên tim
Ở Anh xưa kia, tự tử bị coi là tội ác và phải bị trừng phạt ngay cả khi họ đã chết. Tài sản của một người tự tử sẽ bị tịch thu sau khi chết, vì vậy gia đình họ phải che giấu những vụ tự tử để bảo vệ tài sản gia đình.
Xác của người tự sát sẽ bị chôn cất tại những giao lộ. Theo cách này, các linh hồn không được siêu thoát sẽ không tìm được đường về nhà.
Để chắc chắn hơn nữa, một cái cọc sẽ được đâm xuyên trái tim của cái xác. Hoặc đôi khi, xác chết được chôn gần bờ biển để ngăn họ quay lại tấn công người sống.
Nước Anh thi hành đạo luật này để hạn chế tự sát và vì quan niệm linh hồn người chết có thể quay trở lại ám gia đình họ.
Hun khói, rút mỡ người chết ở Papua New Guinea
Khi gia đình có người mất, đầu gối, khuỷu tay và bàn chân sẽ được cắt ra để phần mỡ trong cơ thể được thoát ra hoàn toàn. Các cọc tre sau đó được chọc xuyên qua thi thể người chết, và phần mỡ chảy ra từ thi thể được dùng để xoa lên cơ thể của những người họ hàng đang sống, bởi họ tin sức mạnh của người quá cố sẽ chuyển giao cho người sống.
Phần mỡ còn lại được sử dụng làm dầu ăn. Mắt, miệng và hậu môn của xác chết được khâu lại để hạn chế không khí vào cơ thể và ngăn xác thịt mục nát, giúp xác ướp hoàn hảo nhiều thế kỷ.
Lòng bàn chân, lưỡi, và lòng bàn tay cũng được cắt ra và giao cho vợ hoặc chồng đang còn sống của người chết. Phần còn lại được ném vào lửa.
Sau khi được hun khói, xác ướp được phủ bằng đất sét và đất màu đỏ, tạo thành kén tự nhiên, bảo vệ thi thể khỏi bị sâu mục và động vật ăn xác thối.
Quá trình ướp xác đã hoàn tất. Cuối cùng xác ướp cũng được treo lên vách núi.
Đây là cách thể hiện lòng thành kính với người đã khuất của một bộ lạc ở Papua New Guinea. Nghi lễ ướp xác của người Anga đã bị cấm năm 1975, khi Papua New Guinea giành được độc lập.
Tục lệ phơi xác ở Hà Giang
Phong tục mai táng của người Mông ở Hà Giang không cho thi hài vào quan tài, chỉ để vào cáng treo giữa nhà, đến ngày cuối cùng trước khi chôn sẽ mang ra phơi nắng từ sáng sớm.
Sau thủ tục phơi xác dưới ánh nắng mặt trời, người Mông mới đưa thi thể đi chôn.
Đám ma người Mông để lâu vì quan niệm nhà có mấy người con phải để bằng đấy ngày. Một phần bởi họ muốn kéo dài thời gian cho con cháu, họ hàng ở xa về đưa tiễn lần cuối.
Ngày nay tình trạng này đã cải thiện hơn, nhưng thực tế vẫn có nhiều hộ gia đình để 4-5 ngày, thậm chí vẫn có nhà để 1 tuần.