Rùng rợn tục lệ tắm rửa, thay quần áo mới cho xác chết
Một bộ tộc ở Indonesia hàng năm có tập tục đào xác người thân lên để tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo mới.
Tục lệ có tên là Mainene của người dân bộ tộc Toraja thuộc tỉnh South Sulawesi, đảo Sulawesi (Indonesia). Theo đó, cứ 3 năm một lần vào mỗi dịp tháng 8, bộ tộc này lại đào mộ những người thân đã khuất lên để tắm rửa, chải chuốt và thay quần áo mới cho họ.
Thi hài người chết được đào lên sau 3 năm
Tục lệ Mainene còn gọi là "Lễ tắm rửa cho các thi hài", được người dân tin rằng sau khi chết, linh hồn của người đã khuất phải quay về nhà. Các linh hồn theo đó sẽ phù hộ cho gia đình được giàu sang, phú quý nếu người sống chăm sóc chu đáo và tươm tất cho họ.
Nghi lễ Manene tiến hành trong 3 ngày, các xác chết sau đó được đào lên, tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới. Quan tài cũng được thay thế nếu mục rỗng. Con cháu đưa xác chết diễu hành quanh làng theo đường thẳng, rồi rước về nhà như một sự bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Các thi hài được người thân mặc lại quần áo mới.
Quan tài cũng được thay mới nếu mục nát
Đối với cộng đồng dân cư Toraja, bên cạnh nghi lễ Manene, đám tang được coi là sự kiện quan trọng và tốn kém nhất trong cuộc đời mỗi người. Nó quan trọng đến nỗi nhiều người đang sống cũng cố gắng dè xẻn tiết kiệm tiền, sau này đủ lo liệu đám tang.
Ở cộng đồng người Toraja, có nhiều người sau khi qua đời vài năm, người thân mới để dành đủ tiền tổ chức tang lễ để rồi sau đó cả gia đình rơi vào cảnh nợ chồng chất. Tuy nghèo đói, song ai cũng mạnh mẽ một niềm tin, đám tang hoành tráng ấy sẽ giúp tăng cường rõ rệt mối liên kết giữa người chết với người sống.
Phụ kiện đi kèm như kính mát cũng được người sống sắm sửa cho hài cốt
Đây là cách bày tỏ tình cảm và cầu mong gia đình sẽ gặp giàu sang, phú quý
Đám tang thường kéo dài nhiều ngày, bắt đầu bằng việc giết mổ trâu, lợn để đảm bảo một cuộc sống đầy đủ cho người thân ở bên kia thế giới. Sau đó, những quan tài đựng người chết được đặt trong các hốc đá cho đến khi hoàn thành tang lễ.
Theo niềm tin người Toroja, nếu người thân của họ chết ở một nơi xa, họ buộc phải đến đúng địa điểm đó để đưa thi thể người quá cố trở về làng bằng cách đi bộ. Trong trường hợp trước khi mất, người quá cố đã dặn dò nơi chôn cất thì sau đó, người thân bắt buộc phải làm theo bởi nếu làm sai, coi như linh hồn của người cũ sẽ tan biến.
Tất cả thi hài người quá cố đều được đặt tại nghĩa trang trên vách núi trong làng Toraja, nghi lễ Mainene cũng diễn ra tại đây.
Trẻ em cũng được thực hiện nghi lễ Mainene.
Một hài cốt của bé gái được mẹ em đào lên và cho mặc trang phục mới
Đối với trẻ em, khi một đứa bé qua đời, thi thể của chúng sẽ được bọc trong một lớp vải và đặt vào hốc thân cây lớn đã đục sẵn trước đó. Người dân địa phương tin rằng, linh hồn của đứa trẻ sẽ trở thành một phần của cây khi vết thương trên cây lành lại.
Một vài hình ảnh về nghi lễ Mainene:
Vách núi trong làng là nghĩa trang đặt các hài cốt sau nghi lễ Mainene
Các hài cốt được đào lên và tắm rửa sạch sẽ
Hài cốt sau khi được mặc quần áo mới sẽ được đặt vào quan tài mới
Các hài cốt có thể được đặt vào những hốc đá do người thân đục sẵn như thế này
Một người đàn ông chải chuốt cho hài cốt sau khi diện quần áo mới
Hai hài cốt được mặc quần áo diêm dúa như người còn sống
Một cặp vợ chồng hài cốt trong nghi lễ Mainene