Rận mu hút máu xuất hiện gây xôn xao Hà Nội

Loài côn trùng gây bệnh này chuyên hút máu ở những khu vực nhạy cảm trên cơ thể.

Những ngày qua thông tin rận mu xuất hiện ở Hà Nội gây xôn xao dư luận bởi theo một nghiên cứu trước đó, rận mu đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì xu hướng tẩy lông vùng kín đặc biệt là ở các nước phương Tây.

Rận mu hút máu xuất hiện gây xôn xao Hà Nội - 1

 Hình ảnh loại rận mu

Cùng tìm hiểu thêm về rận mu, các triệu chứng, cách nhận biết và biện pháp phòng tránh và điều trị loại côn trùng gây bệnh này.

Rận mu là gì?

Rận mu (Pthirus pubis) hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn, là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người và một số khu vực khác như lông, tóc khác, kể cả lông mi.

Rận mu sống ký sinh ở lỗ chân lông vùng sinh dục, có hình thù giống con cua và có nhiều chân bám rất chắc vào da và lông của con người. Rận mu không có cánh, thân trắng, màu giống với màu da của con người và rận này có khả năng đổi màu. Rận mu thường gặp ở nam giới khoảng độ tuổi từ 15 đến 40. Nguyên nhân là do lông ở nam giới khô và cứng, dễ thích nghi hơn so với nữ giới.

Rận mu hút máu xuất hiện gây xôn xao Hà Nội - 2

 Rận mu còn sống ở cả mi mắt.

Rận mu có thể lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp như: quan hệ tình dục, mặc chung quần áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm. Đáng lưu ý hơn là bệnh rận mu có thể mắc cùng lúc với các bệnh lây qua đường tình dục khác như HIV – AIDS, giang mai, nhiễm nấm, viêm gan B, C.

Vòng đời của một con rận mu kéo dài từ 16 - 25 ngày. Chúng sinh sản bằng hình thức đẻ trứng, trung bình mỗi ngày một con rận cái đẻ khoảng 3 quả trứng, trứng rận mu bám vào những phần lông thô ráp trên cơ thể như râu, ria, lông vùng kín, nách… và trải qua ba giai đoạn phát triển trước khi trưởng thành sau 10 - 17 ngày.

Loài côn trùng gây bệnh này sẽ hút máu ở những khu vực nhạy cảm trên cơ thể chúng ta. Theo thống kê, có khoảng 2% dân số trên thế giới mắc phải căn bệnh này.

Triệu chứng

Rận mu hút máu người ở nơi chúng cư trú như chân lông mu, dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu đối với những người đàn ông không cắt bao quy đầu.

Triệu chứng của bệnh rận mu là gây ngứa ngáy liên tục hoặc có những cơn ngứa dữ dội ở các khu vực có lông, tóc. Xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở vùng bị ngứa, ở một số người còn có cả những chấm nhỏ màu xám hoặc xám đen, trên vùng lông, tóc có các sinh vật hoặc trứng bám kí sinh. Ngoài ra, khi mắc bệnh, có trường hợp còn bị sốt, cơ thể suy nhược và thường xuyên mệt mỏi…

Tác hại

Nhiễm rận mu có triệu chứng ngứa ngáy dữ dội làm người bệnh gãi mạnh liên tục, khiến các vùng da bị trầy xước, thương tổn có thể dẫn tới viêm loét da, viêm nang lông, mọc mụn, mưng mủ,.. Chúng ta có thể quan sát thấy trứng và rận mu bám trên cơ thể bằng mắt thường.

Một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày.

Khi bị rận mu cắn sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ (mắt thường không nhìn thấy), xung quanh lỗ cắn có xuất hiện nốt ban đỏ, sau 5 ngày sẽ có phản ứng dị ứng và nổi lên dạng mụn đỏ. Do người bệnh thường dùng tay gãi nên sẽ nhanh bị lây lan sang diện rộng, nổi lên các mụn mủ, mụn nước. Một số ít bệnh nhân bị sốt nhẹ, đau mỏi cơ bắp thậm chí nổi hạch cổ.

Rận mu hút máu xuất hiện gây xôn xao Hà Nội - 3

Rận mu gây mẩn đó, ngứa ngáy, khó chịu.

Nếu không được điều trị kịp thời, rận mu có thể lây lan sang rất nhiều vùng khác trên cơ thể và lây truyền từ người này sang người khác. Căn bệnh này không chỉ gây bất tiện, làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, mà còn khiến chúng ta dễ mắc các bệnh liên quan về da, bệnh vùng kín, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể, đe dọa khả năng sinh sản. Bên cạnh đó, rận mu cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sức đề kháng do loài sinh vật ký sinh này hút máu trên cơ thể chúng ta.

Cách phòng tránh và điều trị

Biện pháp phòng tránh

 - Tắm rửa thường xuyên, sau khi tắm nên lau khô người rồi mới mặc quần áo, không nên để da vùng kín ẩm ướt.

 - Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sau khi đi vệ sinh nên dùng khăn giấy thấm khô nước để “cô/cậu bé” sạch sẽ, khô thoáng.

- Nên cắt, tỉa lông vùng kín gọn gàng, dùng dung dịch vệ sinh an toàn.

- Giặt quần áo, chăn mền, khăn sạch sẽ. Đối với đồ lót nên thay ít nhất 2 lần/ngày, giặt sạch và phơi nắng. Có thể ủi đồ lót trước khi mặc để nếu có rận thì rận sẽ bị loại bỏ.

- Thường xuyên kiểm tra đồ lót để sớm phát hiện rận mu. Nếu nghi ngờ bị rận, có thể bỏ luôn những chiếc quần lót đã mặc trước đó hoặc nấu sôi đồ lót theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Tránh dùng chung khăn tắm, quần áo, chăn mền với người khác. Thận trọng khi ngủ chung với ai đó, kể cả người cùng giới.

- Nếu nghi ngờ người yêu/bạn tình mắc bệnh rận lông mu, tuyệt đối không được quan hệ tình dục nếu bệnh chưa được chữa trị dứt điểm. Và luôn luôn phải quan hệ tình dục lành mạnh để tránh nhiễm bệnh.

Rận mu hút máu xuất hiện gây xôn xao Hà Nội - 4

 Quan hệ tình dục lành mạnh để tránh nhiễm bệnh (Ảnh minh họa)

Cách điều trị

- Khi phát hiện bị bệnh rận mu, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và chữa bênh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc bôi đặc trị và tham khảo ý kiến của các bác sĩ để nhanh khỏi bệnh.

- Sử dụng thuốc DEP để diệt rận ở những khu vực chúng ký sinh. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt.

- Có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi.

- Lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm một số cách dân gian dùng trị rận có thể dùng cho người ở vùng xa như: dùng lá xoan còn tươi giã nát lấy nước bôi lên vùng có rận (đã cạo sạch lông, vệ sinh sạch trước); hoặc dùng cây ruốc cá đập dập lấy nước thoa lên vùng có bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiểu Nhân ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN