"Quái thú bay" kỷ Jura mang trên cơ thể thứ giống con người
Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà cổ sinh vật học phát hiện "ngón tay cái đối lập" trên cơ thể một quái thú cổ đại, đặc điểm tưởng chừng như là sở hữu riêng của các loài linh trường, bao gồm con người chúng ta.
Sự tiến hóa của ngón tay cái đối lập được cho là rất quan trọng với nhân loại. Hầu hết các loài linh trưởng có khả năng này và chính ngón tay đặc biệt này đã giúp những loài cao cấp như con người hiện đại thực sự có 2 bàn tay chứ không phải 4 chân: ngón tay cái này chính là thứ giúp chúng ta cầm, nắm, thao tác bằng các công cụ.
Chân dung loài "quái thú" mới, là sinh vật duy nhất trong thế giới khủng long được tìm thấy với ngón tay giống ngón tay linh trưởng - Ảnh đồ họa: Chuang Zhao
Theo Science Alert, các nhà khoa học đã hoàn toàn sốc khi phát hiện đặc điểm đó ở một con khủng long. Sinh vật có tên khoa học Kunpengopterus antipollicatus, hay biệt danh "Monkeydactyl", từ "Ngón khỉ".
Tác giả chính - tiến sĩ Fion Wasium Ma từ Đại học Birmingham (Anh) cho biết "quái thú" này không mang hình ảnh điển hình của loài khủng long. Chúng nhỏ bé, biết bay và sử dụng "bàn tay" có ngón cái đối lập để dễ dàng cầm nắm các con vật hay bám chắc vào các cành cây.
Phát hiện này cung cấp một "báu vật cổ sinh vật học" vô giá, bởi là bằng chứng sớm nhất cho sự tiến hóa ngón tay cái đối lập trên thế giới. Điều này có thể giúp họ hoàn thiện thêm cây sự sống cũng như tìm hiểu thêm vì sao bộ linh trưởng, trong đó có con người, may mắn sở hữu đặc điểm giải phẫu quý giá này.
Tờ Independent cho biết hóa thạch "quái thú" đã được khai quật tại Hệ tầng Tiaojishan ở Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc. Niên đại của hóa thạch là khoảng 160 triệu năm, tức thuộc kỷ Jura. Quái thú này đích thực là một con khủng long, và lại là một trong những loài khủng long bay cổ xưa nhất Trái Đất, sinh ra rất lâu trước thời bùng nổ của dực long (thằn lằn có cánh kỷ Phấn Trắng).
Một sinh vật bí ẩn với hình thù kỳ lạ đã tấn công những người chăn cừu và bầy gia súc của họ ở Romania. Các chuyên...
Nguồn: [Link nguồn]