Phát hiện chất độc bí ẩn giấu bên trong bức họa nàng Mona Lisa
Theo kết quả nghiên cứu được công bố Journal of the American Chemical Society cho biết, sau khi các nhà khoa học triển khai nhiều kỹ thuật như chụp ảnh quang phổ hồng ngoại và nhiễu xạ tia X để xác định các chất được sử dụng trong bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci, họ không chỉ tìm thấy dầu và chì trắng như dự đoán, mà còn tìm thấy hợp chất hiếm plumbonacrite (Pb5(CO3)3O(OH)2), một chất độc.
Bức tranh nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci. Ảnh sưu tầm
Plumbonacrite được hình thành khi dầu và chì oxit (PbO) phản ứng với nhau, rõ ràng do Leonardo da Vinci chủ động điều chế để sử dụng. Danh họa có lẽ đã cố gắng thử nghiệm một loại sơn dày để phù lên tấm gỗ của Mona Lisa bằng một công thức mới.
Hợp chất độc hại tương tự cũng được phát hiện trên một mẫu lấy từ kiệt tác "The Night Watch" của Rembrandt - một danh họa người Hà Lan, vào năm 1642 - gần một thế kỷ rưỡi sau bức tranh Mona Lisa.
Tuy nhiên, sự tồn tại của chất độc này đầy bí ẩn.
Chất độc plumbonacrite được giấu bên trong bức họa nàng Mona Lisa. Ảnh: Journal of the American Chemical Society
Leonardo da Vinci thường ghi chép tỉ mỉ mọi thử nghiệm của mình nhưng hợp chất liên quan đến chì oxit chỉ được đề cập trong những trang ông viết về phương pháp chữa trị bệnh da và tóc.
Người ta cho rằng PbO có thể đã được nhà bác học đun nóng và hòa tan trong một số loại dầu hạt, tạo ra hỗn hợp đặc và khô nhanh hơn so với sơn dầu truyền thống. Công thức này đã được các ngành khác sử dụng hàng thập kỷ sau.
Theo Science Alert, phát hiện trên là minh chứng cho khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ của Leonardo da Vinci, người không chỉ là danh họa mà còn nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác, với những phát minh hoặc ý tưởng phát minh làm thay đổi nhân loại.
Nguồn: [Link nguồn]
Một bức tranh chân dung ở Anh đang thu hút sự chú ý trên thế giới khi từng 2 lần được mua và cả 2 lần đều bị trả lại, lý do bởi người mua... sợ ánh nhìn của cô bé trong...