Phát hiện cá voi bốn chân sống tại Ai Cập 43 triệu năm trước
Con cá voi mới được phát hiện thuộc bộ Protocetidae, một nhóm cá voi đã tuyệt chủng sống trong thời kỳ cá voi bắt đầu di chuyển từ đất liền ra biển.
Hình ảnh mô phỏng về con cá voi. Ảnh: Hesham Sellam
Theo Daily Mail, các nhà khoa học từ Trung tâm Cổ sinh vật có xương sống, Đại học Mansoura (MUVP) đã phát hiện ra hóa thạch con cá voi 4 chân từ đá Eocen giữa, thứ lưu lại giai đoạn gọi là "quá trình suy thái Fayum" ở sa mạc phía Tây Ai Cập, nơi từng được bao phủ bởi biển.
Hóa thạch đã cung cấp nhiều dấu vết về sự tiến hóa của cá voi, trong đó có lần ra sự chuyển đổi của cá voi từ đất liền ra biển.
Hóa thạch cho thấy một sinh vật dài hơn 3 mét, nặng gần 600 kg khi còn sống, thân hình đồ sộ với 4 chân to, khỏe, cái đầu có mõm nhọn và hàm răng sắc.
"Với những tảng đá bao phủ khoảng 12 triệu năm, khu vực Fayum Fayum Depression là nơi đã khám phá từ cá voi một nửa giống cá sấu đến cá voi khổng lồ sống hoàn toàn dưới nước", Tiến sĩ Mohamed Sameh tới từ Cơ quan Môi trường Ai Cập và là tác giả nghiên cứu cho hay.
“Phiomicetus anubis là loài cá voi mới quan trọng đồng thời là phát hiện quan trọng với cổ sinh vật học Ai Cập và Châu Phi".
Con cá voi mới được phát hiện thuộc bộ Protocetidae, một nhóm cá voi đã tuyệt chủng sống trong thời kỳ cá voi bắt đầu di chuyển từ đất liền ra biển.
Cấu tạo của hộp sọ cho thấy nó là một quái thú săn mồi mạnh mẽ, với nhiều cấu trúc tương tự như cá voi hiện đại. Con vật này đã chọn đại dương làm môi trường sống chính, tạo nên cảnh quan kỳ quái khi một con thú 4 chân to lớn có thể bơi như cá và gây ám ảnh cho các sinh vật cùng thời khác.
Hóa thạch cá voi 4 chân cũng từng được tìm thấy ở Ai Cập, Nigeria, Togo, Senegal và Tây Sahara, nhưng chúng bị phân mảnh quá mức, khiến các nhà khoa học không thể kết luận chúng có bơi được hay không.
Nếu con cá voi ở Peru có thể bơi như rái cá, các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết chúng đã băng qua Đại Tây Dương từ bờ biển châu Phi để đến Nam Mỹ. Do vận động của các mảng kiến tạo, khoảng cách từ hai châu lục vào thời điểm đó chỉ bằng một nửa so với hiện tại, tức là vào khoảng 1.300 km, những dòng hải lưu từ đông sang tây cũng sẽ giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn.
Như chúng ta đã biết, cá voi vốn là động vật có vú chứ không phải cá. Vì vậy, con vật kỳ dị này là bằng chứng sống động về giai đoạn biến đổi của giống loài này, từ vẻ ngoài giống thú sang cơ thể giống như loài cá. Đây chính là mắt xích trực tiếp nối 2 giai đoạn tiến hóa quan trọng mà các nhà cổ sinh vật học đã tìm kiếm bấy lâu. Kết quả giám định niên đại cho thấy con cá voi 4 chân này đã 43 triệu tuổi.
Nguồn: [Link nguồn]
Cá voi sát thủ mẹ từng bị mất con, mang xác con suốt 17 ngày vào năm 2018, gần đây được nhìn thấy đã sinh con non mới.