Phát hiện bộ phận sinh dục giống đực gần 4 tỉ năm trước

Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch bộ phận sinh dục cách thời đại của con người gần 4 tỷ năm.

Theo BBC, các nhà khoa học tại trường Đại học Flinders Australia đã phát hiện ra hóa thạch một loài sinh vật dài khoảng 8cm, có niên đại cách ngày nay khoảng 3,9 tỷ năm trong khu vực hồ cổ ở Scotland. Đó là hóa thạch của loại cá da cứng thời viễn cổ có tên gọi khoa học là Microbrachius dicki.

Phát hiện bộ phận sinh dục giống đực gần 4 tỉ năm trước - 1

Hóa thạch của loài cá vỏ giáp Microbrachius dicki.

Theo nghiên cứu, loài cá này được liệt vào danh sách động vật biết sử dụng cơ quan sinh dục để tiến hành giao phối đầu tiên trên Trái Đất.

Với phát hiện này, trưởng nhóm khoa học là giáo sư John Long phát biểu: "Chúng tôi đã đã xác định được điểm quan trọng trong tiến hóa về nguồn gốc bắt đầu của việc thụ tinh bên trong của các loài động vật. Đó là một bước tiến vĩ đại".

Con đực được phát hiện có cặp chân màng hình chữ L. Nghiên cứu của nhóm khóa học này cho thấy, lớp màng về sau tiến hóa dần trở thành dương vật ở giống đực của loài cá này.

Trong quá trình giao phối, con đực sẽ thụ tinh cho con cái thông qua một cặp xương nhỏ. Khi đó con đực có một đôi chân hình chữ L với lớp màng giúp bơi lội dễ dàng trong nước.

Phát hiện bộ phận sinh dục giống đực gần 4 tỉ năm trước - 2

Qúa trình giao phối giữa hai cá thể đực và cái bằng bộ phận sinh dục đầu tiên trên Trái Đất.

"Con đực có một lớp xương mấu bám giao cấu khá lớn, đó chính là những phần rãnh giúp đưa tinh trùng vào trong con cái", giáo sư giải thích. Trong khi đó, con cái có xấu trúc xương ở cạnh cơ thể giúp khóa chặt bộ phận sinh dục của con đực đúng vị trí.

Việc bị hạn chế bởi giải phẫu cơ thể đã khiến loài cá này có khả năng giao phối với nhau theo cách trên: "Chúng không có khả năng giao phối theo "cách truyền thống" vì vậy hành động giao phối đầu tiên mà chúng tạo ra đó là cách áp sát cạnh nhau theo góc vuông", giáo sư bổ sung.

Loài cá này đã dùng dạng thức cánh tay hay còn gọi là vây giúp chúng cố định vị trí trong quá trình giao phối.

"Cánh tay nhỏ này rất hữu ích khi giúp kết nối con đực với con cái với nhau, do đó con đực có thể đưa bộ phận sinh dục lớn hình chữ L một cách chính xác vào vị trí bên trong phần sinh dục của con cái".

Phát hiện bộ phận sinh dục giống đực gần 4 tỉ năm trước - 3

Cánh tay nhỏ hay chiếc vây giúp hai cá thể đực và cái cố định trong quá trình giao phối.

Trên thực tế, các nhà khoa học vẫn đang loay hoay đi tìm câu trả lời về sự hình thành dương vật của loài cá này từ đôi chân màng hình chữ L. Tuy nhiên câu đố này đến nay đã có lời giải. Vốn dĩ đây chính là cơ quan sinh dục có chức năng giao phối.

Khi loài cá này tiến hóa hơn, chúng lại quay trở lại với cách sinh sản ban đầu khi trứng và tinh trùng được thả vào nước để thụ tinh bởi hai cá thể đực và cái. Như vậy, phải mất một vài triệu năm quá trình giao phối trên mới xuất hiện trở lại khi bắt gặp ở tổ tiên của loài cá mập và cá đuối.

Loài động vật này cũng được coi là loài cá có hàm sớm nhất, biểu hiện của động vật có xương sống, tồn tại trên Trái Đất trong thời gian khoảng 70 triệu năm tại các vùng đất thuộc địa phận của Scotland, Trung Quốc và Estonia. Loài cá này đã tiệt chủng cách ngày nay 3,6 tỷ năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy (Theo BBC) ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN