Ớn lạnh với 10 loài động vật cực độc trên Trái Đất
Những loài như nhện, bọ cạp, rắn, sứa... luôn khiến mọi người phải dè chừng khi đến gần.
5. Bọ cạp kẻ giết người oai vệ
Chúng có tên gọi khoa học Leiurus quinquestriatus, một loài bọ cạp có nọc độc mạnh được tìm thấy trong sa mạc và môi trường sống cây bụi sống khác nhau, từ Bắc Phi qua Trung Đông và Bắc Mỹ.
Loài này được coi là một loài rất nguy hiểm bởi nọc độc của chúng là hỗn hợp mạnh mẽ của chất độc thần kinh, với một liều gây tử vong thấp. Nọc độc của chúng gây đau dữ dội nhưng không đủ giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh, trừ trẻ em và người già thì tỷ lệ rủi ro cao hơn.
4. Bạch tuộc đốm xanh
Loài bạch tuộc tí hon này có kích thước bằng một nửa quả bóng golf và nằm gọn trong lòng bàn tay người, tuy nhiên đây lại là điểm không ai mong muốn bởi chúng gần như là động vật biển độc nhất thế giới.
Bạch tuộc đốm xanh thường được tìm thấy ở vùng biển Australia, Nhật Bản, Indonesia, Philippines và Papua New Guinea. Độc tố của loài này khiến nạn nhân mù mắt, nôn mửa, tê liệt và suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Quan sát bạch tuộc đốm xanh.
3. Ốc nón cẩm thạch
Tên khoa học của chúng là Conus marmoreus, một loài ốc biển săn mồi, chúng sống ở vùng biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Loài ốc này cực độc và thường bơm chất độc vào cơ thể con mồi khiến thịt của chúng biến thành dịch lỏng rồi hút.
Tuy nhiên độc tố của chúng ít hơn các loài cùng họ, đặc biệt so với các loài ăn cá và không nguy hiểm đối với con người. Thế nhưng nếu trúng liều độc tố cao của loài ốc này, nạn nhân sẽ bị rối loạn hô hấp, tê liệt các cơ và có thể dẫn đến tử vong. Hiện tại chưa có thuốc điều trị độc tố của ốc nón cẩm thạch, do đó chúng được xếp vào một trong những động vật độc nhất thế giới.
Clip về ốc nón cẩm thạch.
2. Rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa được ghi nhận ở loài này trong tự nhiên là 7m.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công loài người. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu thuộc nhóm neurotoxins (độc tố thần kinh), thành phần chính là haditoxin và một vài hợp chất khác.
Loài rắn này hoàn toàn có thể giết chết một người chỉ bằng một vết cắn và nạn nhân bị tiêm vào thân một lượng lớn nọc độc với liều khoảng 200 đến 500 mg. Nọc độc tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân, dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ, và cuối cùng tê liệt. Nếu tình trạng nghiêm trọng, chất độc tiến đến hệ tuần hoàn, nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong nhanh chóng do bị suy hô hấp. Nạn nhân còn có thể suy thận.
Vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ sau 30 phút. Độc rắn hổ chúa thậm chí được ghi nhận có khả năng giết chết một con voi trường thành trong vòng vài giờ. Theo ước tính, trung bình 1mg nọc độc của loài rắn này có khả năng gây tử vong cho khoảng 160 - 200 người trưởng thành nếu không được chữa trị.
Tìm hiểu về rắn hổ mang chúa.
1. Sứa hộp
Đây là lớp động vật không xương sống được phân biệt bởi cơ thể có cấu tạo khối hình lập phương. Sứa hộp được biết đến với nọc độc rất mạnh và được biết đến như một sinh vật độc nhất trên thế giới.
Chúng thường bơi lội trong những vùng biển ở khu vực châu Á và Australia. Thân hình nhỏ bé và gần như trong suốt khiến chúng gần như vô hình với mắt thường. Các xúc tu của loài sứa hộp sản xuất độc tố có tên nematocysts. Khi độc tố đi vào trong máu khiến áp lực máu tăng mạnh, dẫn đến nhồi máu cơ tim và nạn nhân tử vong nhanh chóng.
Trong trường hợp bị cắn, nạn nhân không nên sử dụng đá hoặc chườm nóng, nếu có giấm có thể nhúng vào vết thương trong nửa giờ trong lúc đưa nạn nhân đến viện gần nhất. Hiện tại đã có thuốc đặc trị giúp kháng lại độc tố của loài sứa hộp nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời.
Cận cảnh sinh vật độc nhất hành tinh.