Những "thủy quái" có bộ hàm kinh khủng nhất
Khám phá những loài sinh vật kì lạ dưới đáy biển với bộ hàm "khủng", khiến nhiều loài khác phải e sợ.
6. Ốc Chaetopleura Apiculata.
Khi nhắc đến loài có hàm răng cứng nhất, chúng ta thường nghĩ tới động vật ăn thịt. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, danh hiệu này lại thuộc về một loài ốc ăn tảo Chaetopleura Apiculata.
Ốc Chaetopleura Apiculata có bộ răng cứng nhất trong các loài động vật, làm từ oxit sắt từ.
Loài ốc này có kích cỡ trung bình khoảng 25mm, thường sống bám vào đá và vỏ sò ven biển. Khác với răng con người, răng của chúng làm từ oxit sắt từ - loại hợp chất cứng nhất trong tự nhiên.
7. Cá rồng đen
Cá rồng đen là loài sống dưới đáy biển sâu và phân bố khắp các biển thuộc Nam bán cầu. Chúng thường ở độ sâu 2000m vào buổi sáng và nổi lên mặt biển vào buổi đêm để kiếm thức ăn.
Cá rồng đen với vẻ ngoài đáng sợ.
Cá rồng đen cái có kích thước trung bình 40cm, tuy nhiên cá đực chỉ dài khoảng 5cm.Chúng có khả năng tự cung cấp ánh sáng qua các cơ quan đặc biệt dọc cơ thể. Đặc biệt, chúng có hàm răng nanh gai khổng lồ giúp dễ dàng ăn những con mồi nhỏ hơn.
8. Monodon Monoceros (Kì lân biển).
Monodon Monoceros là một loài cá heo với tên không chính thức là Kì lân biển. Sở dĩ có tên gọi này bởi chúng có chiếc răng nanh vô cùng dài và xoắn, mọc vượt ra khỏi khoang miệng như một chiếc sừng (độ dài tối đa có thể lên tới 3m).
Kì lần biển với "chiếc sừng" có thể dài tới 3m.
Tác dụng của chiếc răng đặc biệt này vẫn chưa được làm rõ. Các nhà khoa học suy đoán chiếc răng này dùng để xiên thịt con mồi hoặc cũng có thể để thu hút bạn tình. Một nghiên cứu mới đây còn chỉ ra rằng, “chiếc sừng” của loài này có tới 10 triệu dây thần kinh, dẫn đến khả năng đây như là một chiếc radar siêu nhạy của chúng.
Kì lân biển thường sống ở ven biển Bắc Băng Dương. Thức ăn của chúng thương là tôm, cá, các động vật nhỏ hơn.
9. Rùa luýt (rùa da).
Rùa luýt là loài rùa lớn nhất trên thế giới. Chiều dài cơ thể của rùa có thể lên tới 2m. Không giống như các loài rùa khác, rùa luýt thiếu lớp vỏ cứng mà chỉ có lớp vỏ mềm màu đen bóng như da động vật trên cạn.
Ngoài hàm răng thông thường, rùa luýt còn có các gai nhọn trong cổ họng, giúp con mồi không thể bơi ngược ra ngoài. Thức ăn của chúng chủ yếu là sứa, mực và các động vật thân mềm khác.
Rùa luýt (rùa da).
Lớp răng thứ 2 trong miệng của rùa da.
10. Sâu biển Bobbit.
Loài sâu biển Bobbit thường sống xung quanh khu vực biển Nam Úc, Caribbean, vịnh Mexico và phía Bắc Đại Tây Dương. Chúng có bộ hàm như những chiếc kéo vô cùng sắc nhọn.
Để săn con mồi, sâu biển Hobbit thường ẩn mình dưới lớp bùn ở đáy biển và phát hiện mồi nhờ cảm giác rung động ở 5 chiếc xúc tu.
Sâu biển Hobbit.