Những "quái vật" lớn nhất từng sống trên Trái Đất

Giới khoa học hiện biết khoảng 1,5 triệu loài động vật nhưng trên thực tế, con số này có thể lên đến gần 9 triệu. Điều này đồng nghĩa vẫn còn rất nhiều loại chưa được phát hiện.

Hàng triệu năm về trước, động vật khổng lồ phổ biến hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại. Dưới đây là một số loài có kích thước đồ sộ nhất từng được ghi nhận.

Deinosuchus

Với chiều dài gần 11 m và cân nặng 2,5-5,5 tấn, loài cá sấu cổ đại này được ví là quái vật bò sát. Chúng là động vật săn mồi lớn nhất sinh sống tại Bắc Mỹ trong thời Kỷ Phấn Trắng, cách đây hơn 75 triệu năm.

Theo Tạp chí Discovery, nghiên cứu cho thấy Deinosuchus săn khủng long, vốn không phải là một sự thật ngỡ ngàng, nhất là khi chúng nặng gấp đôi khủng long bạo chúa. 

Các nhà khoa học tin rằng Deinosuchus có tuổi thọ 50 năm, tăng trưởng kích thước trong 35 năm đầu tiên. Mặc dù lớn hơn rất nhiều so với cá sấu ngày nay, Deinosuchus sở hữu ngoại hình tương tự họ hàng thời hiện đại của chúng.

Deinosuchus có chiều dài gần 11 m và nặng 2,5-5,5 tấn. Ảnh: ShutterStock

Deinosuchus có chiều dài gần 11 m và nặng 2,5-5,5 tấn. Ảnh: ShutterStock

Josephoartigasia Monesi

Chuột lang nước hiện là loài gặm nhấm lớn nhất thế giới, có thể đạt khối lượng lên đến gần 60 kg. Tuy nhiên, cách đây hơn 3 triệu năm, loài gặm nhấm lớn nhất từng sinh sống trên Trái Đất có khối lượng trung bình lên đến 1,3 tấn. Josephoartigasia Monesi từng sinh sống ở các cửa sông và vùng đồng bằng có rừng tại nơi hiện là Uruguay.

Tàn tích hóa thạch cho thấy Josephoartigasia Monesi sở hữu răng cửa lớn với lực cắn mạnh gấp 3 lần hổ, dường như được chúng dùng để tự vệ hoặc đào thức ăn. Với răng hàm nhỏ, Josephoartigasia Monesi nhiều khả năng ăn các loại thực vật mềm.

Josephoartigasia Monesi là loài gặm nhấm lớn nhất từng sinh sống trên Trái Đất, có khối lượng trung bình lên đến 1,3 tấn. Ảnh: ShutterStock

Josephoartigasia Monesi là loài gặm nhấm lớn nhất từng sinh sống trên Trái Đất, có khối lượng trung bình lên đến 1,3 tấn. Ảnh: ShutterStock

Megatherium Americanum

Kỷ Pliocene (cách đây khoảng 5,3-2,6 triệu năm) và kỷ Pleistocene (cách đây khoảng 2,6 triệu năm – 11.700 năm) từng chứng kiến loài lười khổng lồ dài 6 m và nặng 4 tấn. 

Được tìm thấy trong các khu rừng và đồng cỏ ở Nam Mỹ, Megatherium Americanum gần như chỉ ăn cỏ. Tuy nhiên, khi có cơ hội, loài vật này được cho là sẵn sàng ăn thịt. Không giống với loài lười ngày nay vốn sử dụng móng vuốt để leo cây, Megatherium Americanum sử dụng vuốt để đào hố và đường hầm trong lòng đất.

Megatherium Americanum có chiều dài lên đến 6 m và cận nặng 4 tấn. Ảnh: ShutterStock

Megatherium Americanum có chiều dài lên đến 6 m và cận nặng 4 tấn. Ảnh: ShutterStock

Paraceratherium

Cách đây hơn 30 triệu năm, một loài tê giác không sừng và nặng khoảng 30 tấn (gấp 4 lần voi ngày nay) từng sinh sống trên Trái Đất. Mặc dù sở hữu chiều dài gần 8 m và chiều cao khi đứng khoảng 5,5 m, Paraceratherium có hộp sọ nhỏ. Cổ và chân dài cho phép loài tê giác này ăn lá và cành cây trên cao.

Dù không có sừng giống tê giác hiện đại, Paraceratherium sở hữu hàm răng tương đối "dị". Chúng có 2 cặp răng cửa, với cặp dưới hơi hướng về phía trước và cặp trên nghiêng xuống dưới. Kết cấu này được cho là giúp Paraceratherium giữ các cành cây chặt trong miệng khi ăn. Paraceratherium đến giờ vẫn là động vật có vú lớn nhất từng sống trên đất liền.

Paraceratherium nặng khoảng 30 tấn (gấp 4 lần voi ngày nay). Ảnh: ShutterStock

Paraceratherium nặng khoảng 30 tấn (gấp 4 lần voi ngày nay). Ảnh: ShutterStock

Gigantopithecus

Gigantopithecus là loài khỉ không đuôi có kích thước ấn tượng nhất từng được ghi nhận. Trong hơn 1,7 triệu năm, loài "quái thú" này thống trị các cánh rừng trên khắp Đông Á, theo trang Ifl Science.

Phần lớn các nhà khoa học nhất trí rằng Gigantopithecus tuyệt chủng cách đây ít nhất 100.000 năm, nhiều khả năng vì nguồn cung thức ăn bị ảnh hưởng do biến đổi môi trường. Hầu hết giới khoa học cho rằng Gigantopithecus cao khoảng 3 m và nặng khoảng 200–300 kg.

Gigantopithecus cao khoảng 3 m và nặng khoảng 200 –300 kg. Ảnh: ShutterStock

Gigantopithecus cao khoảng 3 m và nặng khoảng 200 –300 kg. Ảnh: ShutterStock

Cá voi xanh

Khác với những loài vật kể trên, cá voi xanh vẫn còn tồn tại. Đây là loài vật lớn nhất từng được ghi nhận, với chiều dài gần 31 m và khối lượng lên đến 200 tấn. 

Theo nghiên cứu được chuyên gia Matthew Savoca của phòng thí nghiệm hàng hải Hopkins Marine Station thuộc Trường ĐH Stanford (Mỹ) công bố vào năm 2021, cá voi xanh có thể tiêu thụ 20–50 triệu calories/ngày. Cá voi xanh trồi lên mặt nước luôn là một cảnh tượng khiến người xem choáng ngợp.

Cá voi xanh có chiều dài trung bình gần 31 m và khối lượng lên đến 200 tấn. Ảnh: Newport Coastal Adventure

Cá voi xanh có chiều dài trung bình gần 31 m và khối lượng lên đến 200 tấn. Ảnh: Newport Coastal Adventure

Nguồn: [Link nguồn]

Ngả mũ trước những sinh vật ”thọ ngang trời đất”

Rùa thậm chí không lọt vào danh sách 10 loài sinh vật sống lâu nhất trái đất dù tuổi thọ của “cụ” hơn hẳn loài người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Lực ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN