Những loài cua lạ và độc nhất Việt Nam
Cua trinh nữ ở Hòa Bình, cua biển ba càng ở miền Tây… khiến nhiều người phải rùng mình.
Cua biển ba càng
Mới đây, hai nông dân ở Cà Mau đã bắt được loại cua biển “lạ” có ba càng nặng gần 0,5 kg. Chiếc càng thứ ba mọc ra từ cuối càng bên trái và có thể kẹp ra vào bình thường như hai chiếc càng còn lại.
Loài cua lạ có ba càng được người dân đánh bắt được ở Cà Mau.
Dù được nhiều thương lái trả với giá cao song anh Đảo vẫn không đồng ý đem bán vì anh cho rằng, ai gặp được cua ba càng sẽ rất hên. Anh quyết định giữ cua lại và nếu chúng chết, anh sẽ đem phơi khô để treo trong nhà.
Trong khi đó, anh Út Hon ở Sóc Trăng cũng đánh bắt được cua 3 càng vào đêm ngày 17/8. Anh Hon và vợ giữ lại con cua “lạ” và thả xuống ao nuôi tiếp vì còn nhỏ.
Chiếc càng thứ ba mọc ra từ bên càng trái của con cua.
Cách đây 1 năm, anh Triệu Mộc Minh ở Sóc Trăng cũng bắt được con cua biển có tới 3 chiếc càng nặng khoảng 200gr. Dù chiếc càng còn lại trông khá nhỏ so với 2 chiếc càng còn lại song chúng vẫn hoạt động bình thường.
Một năm trước, anh Minh ở Sóc Trăng cũng bắt được một con cua lạ có ba càng.
Cua trinh nữ ở Hòa Bình
Anh Bùi Văn Mao ở Lạc Sơn, Hòa Bình nổi tiếng là dân bắt cua điệu nghệ đặc biệt là cua trinh nữ. Cua trinh nữ ở Hòa Bình toàn thân có màu trắng đục như sữa và thường xuất hiện ở rừng Bẩy Mí, Bà Già và Bãi Nhạ. Đây được cho là loài cua lạ có “một không hai” ở Việt Nam.
Cua trinh nữ có một không hai ở Hòa Bình.
Anh Mao cho biết, loài cua này chỉ sống ở nơi khô cằn, không gần nguồn nước. Chúng chỉ bò ra khỏi hang sâu từ 1 – 4m từ tháng 3 đến tháng 4. Lúc này, người dân mới rầm rộ đi bắt chúng.
Khác với cua thường, cua trinh nữ muốn bắt phải dùng phương pháp “câu” và con to nhất chỉ nặng tới 1 lạng.
Cua mặt quỷ
Đây là một loại cua lạ có độc sống phổ biến ở vùng biển từ Đà Nẵng tới Vũng Tàu. Một người chỉ cần ăn phải 0,5g cua mặt quỷ sẽ dẫn tới bị ngộ độc thần kinh và tử vong.
Độc tố chính trong thịt cua mặt quỷ là saxitonin. Đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể giải được chất độc này trong cua mặt quỷ.
Cua đá biển
Cua đá biển sinh sống nhiều ở vùng biển miền Trung. Chúng có vỏ ngoài màu tím sậm, chân dài, càng ngắn. Cua đá biển ban ngày ẩn trong các hang đào, ban đêm mới đi kiếm mồi.
Cua đá biển cũng là một loài cua chứa độc tố cao. Người ăn phải sẽ bị ngộ độc và có nguy cơ tử vong cao.
Cua toàn gạch, chứa vật thể lạ
Giữa tháng 7/2015, người dân ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) bắt được một con cua chứa toàn gạch. Khi bóc ra, người ta phát hiện bên trong cơ thể chúng chứa một vật thể lạ.
Từ thịt chân tới các bộ phận trong cơ thể cua đều chứa gạch.
Nhiều người dân xôn xao bàn tán vì từ trước tới giờ chưa từng thấy con cua nào chưa toàn gạch từ thịt chân tới các bộ phận trong cơ thể như vậy. Khi quan sát kỹ, người dân nơi đây phát hiện một vật thể lạ được cho là thuốc tạo gạch trong cơ thể cua lạ.
Trong cơ thể toàn gạch còn chứa một vật thể lạ khiến dân chúng xôn xao.
Tới nay, vật thể này là gì vẫn chưa được các cơ quan giám định liệu có phải thuốc tạo gạch hay không.