Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông

Không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc mà các quốc gia khác như Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, … đều có những lễ hội cúng cô hồn đặc biệt

Đài Loan

Cũng như Việt Nam và một số quốc gia Á đông khác, Đài Loan cũng khá coi trọng tháng 7 âm lịch – tháng cô  hồn với những lễ tiết cúng bái cẩn thận.

Theo truyền thống, mỗi hộ gia đình Đài Loan sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng cho những bóng ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Ngoài ra, họ cũng mời các nhà sư để cầu nguyện cho người thân qua đời cũng như linh hồn những người không có con cháu.

Đài Loan thường tổ chức những lễ hội rước ma với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước với hai phần chính là: rước ma với các xe chở hình nộm, hoa quả và múa lân.

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 1

Lễ hội rước ma của Đài Loan

Lễ cô hồn của Đài Loan có một phong tục lâu đời đó là thả đèn hoa đăng. Với ý nghĩa rằng đèn sẽ soi sáng đường cho những linh hồn chết trong nước, gọi các linh hồn lên mặt đất để hưởng đồ cúng và cầu nguyện cho các linh hồn được đầu thai sang kiếp khác. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn càng trôi xa thì càng được nhiều tài lộc.

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 2

Xe rước ma chở đầy hình nộm diễu hành trên phố ở Keelung, Đài Loan.

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 3

Chiếc xe chất đầy hoa quả trong đám rước ma diễu hành trên phố.

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 4

Múa lân trong đám rước ma ở Đài Loan.

Hồng Kông

Khoảng 1, 2 triệu người dân Hồng Kông có nguồn gốc từ Triều Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) chính vì thế mà lễ cúng cô hồn của Hồng Kông được tổ chức theo phong tục của ngời Trung Quốc.

Lễ cúng cô hồn ở Hồng Kông thì được tổ chức theo cách riêng của họ và kéo dài cả tháng 7 âm lịch. Sự kiện này đã được tổ chức trong hơn 100 năm và nó được xem như môt loại di sản văn hóa phi vật thể của Hồng Kông.

Trong suốt tháng 7 trên khắp Hồng Kông, bạn sẽ thấy người dân ở mọi nơi như công viện, quảng trường, ven sông hay một vùng đất rộng để cúng tế tổ tiên và những bóng ma lang thang trên đường. Họ đốt vàng hương và các giấy tiền vàng mã, phân phát gạo miễn phí và biểu diễn nhạc kịch hoặc phát một bộ phim để phục vụ các hồn ma.

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 5

Người dân Hồng Kông đốt tiền vàng.

Singapore

Singapore là đô thị giàu có và hiện đại, có trình độ học vấn cao bậc nhất ở châu Á, nhưng các thói quen mang màu sắc mê tín dị đoan vẫn luôn là một phần trong cuộc sống của cộng đồng có nhiều người gốc Hoa. Niềm tin siêu nhiên của mọi người nơi đây dường như lên cao hơn trong tháng cô hồn, tháng 7 âm lịch.

Người Singapore đốt hình một vị thần bảo trợ các hồn ma bằng giấy cao hơn 8 mét trong lễ hội tháng 7 năm ngoái. Họ nhìn cách vị thần cháy như thế nào để đoán vận của tương lai của mình.

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 6

 Hình ảnh người Singapore đốt vị thần bảo trợ.

4. Malaysia

Tương tự như lễ cúng cô hồn vào tháng 7 của người Việt, đây là dịp người ta dành để cúng tế các vong hồn không có người thân chăm sóc. Ở Malaysia người ta cũng tin rằng những vong hồn này thường dễ làm điều ác. Mỗi năm cửa mở trong vòng 30 ngày cho các vong hồn trở lại với dương gian. Và để vỗ về những vong hồn đó người ta cũng thắp nhang trên bàn thờ và đết giấy cúng ngoài đường.

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 7

 Người Hoa ở Kajang, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, đốt hình nộm một vị thần cai quản địa ngục cao hơn 6 mét

5. Nhật bản

Cũng giống như ngày Rằm tháng Bảy, ngày Xá tội vong nhân ở nước ta, Nhật Bản cũng có một lễ hội Obon được diễn ra vào tháng 8 dương lịch (tháng 7 âm lịch).

Obon có nghĩa là “treo ngược lên” ý chỉ một sự giải thoát to lớn. Người Nhật tin rằng vào ngày này những người chết có thể thoát khỏi cảnh khổ cực của việc bị treo ngược lên dưới địa ngục do những tội ác mà họ đã làm.

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 8

 Lễ hội Obon của người Nhật

Nguồn gốc: Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Lễ hội này dược tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục giờ trở thành một lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê hương thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu. Ý nghĩa của Lễ hội Obon là: "Linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở về trần thế".

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 9

 Lễ hội Obon mang ý nghĩa sâu sắc.

Đồ cúng thờ: là những chiếc bánh như bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… (một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Nhật) vô cùng hấp dẫn và có hình hoa sen. Kèm theo đó là những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana.

Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày: ngày 13 là Mukaedango (bánh đón linh hồn),  ngày 14 là Ohagi (bánh bột gạo), ngày 15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì) và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn).

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 10

Bánh cúng của người Nhật.

Lễ hội Obon được chia hai lễ chính là :lễ Mukaebo (đón linh hồn) và lễ Okuribon (tiễn các linh hồn). Cụ thể là trình tự nghi lễ Obon:

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 11

Lễ đón các linh hồn. Vào chiều tối, người ta đặt những cây đèn thắp sáng trước bàn thờ và đốt những cuống gai đã tước trước vỏ ở vườn và cổng. Đây được gọi là “Lửa đón” để giúp các linh hồn thấy đường trở về nhà.

Có nhiều hoạt động tín ngưỡng được người dân Nhật Bản tổ chức để kỉ niệm Lễ hội Obon. Đặc biệt là sự kiện dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất trở về trời bằng 5 đám lửa lần lượt được đốt lên ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

Những đám lửa lớn được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán. Bắt đầu là chữ Đại (Daimonji), rồi đến Diệu (Myo), Pháp (Ho) và Thuyền (Funagata). Chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với chùa Vàng. Mặc dù có nhiều nguồn gốc khác nhau về Lễ dâng lửa, nhưng đa số đều cho rằng phong tục này bắt đầu vào thời Muromachi (1336 - 1573).

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 12

Ngọn lửa cháy với hình chữ Đại (Daimonji)

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 13

Đèn lồng giấy được sử dụng rất nhiều trong lễ hội Bon.

Lễ hội kết thúc với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy). Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiểu Nhân ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN