Những chuyện kỳ bí xung quanh bàn cầu cơ
Bàn cầu cơ nổi tiếng bởi sự kỳ bí và thú vị. Trừ vài vụ án giết người do bàn cầu cơ sai bảo, thì nó vô hại.
Kỳ 1 bài viết đã đề cập đến nguồn gốc và sự phát triển của bàn cầu cơ. Mời độc giả xem tiếp câu chuyện bí ẩn về dụng cụ được xem là "cầu nối giữa thế giới thực và tâm linh".
Bàn cầu cơ - Chiếc máy kiếm tiền hay vật dụng tâm linh?
Theo như những gì chuyên gia nghiên cứu Murch thu được từ những buổi phỏng vấn với con cháu của những người sáng tạo ra bàn cầu cơ thì đúng là họ đó đã yêu cầu được cấp bằng sáng chế.
Chính Bond đã cùng Peters đến Văn phòng cấp bằng sáng tạo ở Washington để nộp đơn. Khi đó, người đứng đầu văn phòng đã đưa ra một yêu cầu là nếu chiếc bảng có thể đánh vần đúng tên của ông thì đơn của họ sẽ được chấp thuận. Họ đã cùng ngồi xuống sử dụng bàn cầu cơ và chiếc mũi tên đã chỉ đúng từng chữ trong tên người đàn ông đó.
Murch cũng nói thêm rằng không thể chắc chắn là có những linh hồn kì bí hay là Bond tình cờ có biết đến tên vị đứng đầu văn phòng kia. Tuy nhiên, đến 10/2/1891 thì một cán bộ trong văn phòng đó mặt trắng bệch, tay chân run rẩy đã trao cho Bond chiếc bằng sáng chế.
Trên tấm bằng không hề nói đến việc chiếc bảng hoạt động như thế nào, chỉ đơn giản thừa nhận nó. Chuyện mập mờ và bí ẩn đó nói cho cùng cũng là một phần của kế hoạch marketing cho sản phẩm.
Murch cho rằng: “Họ đều là những nhà kinh doanh khôn ngoan”. Công ty càng ít nói đến việc chiếc bàng hoạt động như nào thì nó lại càng kì bí và mọi người càng muốn mua.
“Nó là chiếc máy kiếm tiền vô tận. Họ không cần quan tâm tại sao những người khác lại nghĩ nó có hoạt động.”
Những câu chuyện kỳ bí xung quanh bàn cầu cơ
Tấm bảng biết nói tính đến nay đã tồn tại 120 năm và vẫn là 1 hiện tượng khó hiểu trong lịch sử nước Mỹ. Nó được quảng cáo vừa là một vật tiên tri thần bí vừa là một trò chơi gia đình bình thường, đem đến những sự hứng khởi không tên. Điều này có nghĩa là không chỉ những nhà duy linh học mua tấm bảng mà rất đông dân chúng bỏ tiền để sở hữu nó. Nó được rất nhiều người tìm đến không kể lứa tuổi, ngành nghề hay học vị.
Những người không thích tấm bảng này luôn cố bình thường với những vấn đề liên quan đến linh hồn, vì họ cảm thấy rằng bản thân giống như người môi giới cho bàn cầu cơ.
Cũng dễ hiểu khi chiếc bảng đột nhiên nổi tiếng vào những thời điểm khó hiểu, khi mà mọi người đều dễ tin và cố tìm kiếm câu trả lời khắp nơi với cái giá siêu rẻ.
Những năm 1910 và 1920, thời điểm của chiến tranh Thế giới thứ 1 và nhạc Jazz thịnh hành cũng với đủ loại lệnh cấm nhưng bàn cầu cơ lại càng nổi tiếng hơn.
Trong thời kì Đại khủng hoảng, công ty của Fuld đã mở thêm nhiều nhà máy để đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Chỉ hơn 5 tháng trong năm 1944, một cửa hàng ở New York đã bán được 50 nghìn cái. Năm 1967, sau khi anh em nhà Parkers mua lại chiếc bảng từ Fuld, họ bán được 2 triệu chiếc, hơn cả Cờ tỉ phú.
Và những câu chuyện kì lạ về bàn cầu cơ cũng xuất hiện thường xuyên hơn trên cả những tờ báo ở Mỹ.
Năm 1920, một tờ đưa tin rằng những thanh tra cảnh sát đang cố dùng bàn cầu cơ để tìm ra thêm manh mối cho vụ ám sát bí ẩn con bạc thành phố New York, Joseph Burton Elwell.
Năm 1921, Thời báo New York đưa tin một người phụ nữ ở Chicago bị đưa vào bệnh viện tâm thần khi cố giải thích với các bác sĩ là bà ta không bị điên, mà là các linh hồn đã nói với bà phải để thi thể mẹ trong phòng khách 15 ngày trước khi đem đi chôn ở sân sau.
Năm 1930, người đọc lại hoảng hốt khi có tin hai người phụ nữ ở Buffalo, New York, đã giết một người khác chỉ vì chiếc bảng nói thế.
Năm 1941, một nhân viên cây xăng 23 tuổi đã nói với Thời báo New York là anh ta tham gia vào quân đội vì chiếc bảng nói với anh ta như vậy.
Bàn cầu cơ đem đến nguồn cảm hứng văn học
Năm 1916, bà Pearl Curran đã được lên trang nhất khi nói rằng mình bắt đầu viết thơ và truyện là theo mệnh lệnh của một linh hồn của một phụ nữ người Anh ở thế kỉ 17 có tên Patience Worth mà bà nhận được qua bàn cầu cơ.
Năm sau đó, bạn của bà, Emily Grant Hutchings cũng nói cuốn sách của mình, Jap Herron là nhờ liên hệ với nhà văn quá cố Samuel Clemens (Mark Twain) qua chiếc bảng.
Curran đã giành được thành công nhất định, còn bạn của bà thì ít hơn, nhưng không ai trong họ có thể so với nhà thơ giành được giải Pulitzer James Merrill khi bài thơ viết theo sự chỉ đạo từ bàn cầu cơ.
The Changing Light of Sandover giành được giải thường của giới phê bình sách quốc gia Mỹ. (Merrill từng công bố rằng bàn cầu cơ không chỉ là sự liên kết với các linh hồn, mà còn phát triển những ý thơ trong ông. Năm 1979, sau khi viết Mirabelle: Cuốn sách của những con số, một tác phẩm được "quân sư" từ bàn cầu cơ, Curran đã trả lời tờ Giới thiệu sách New York rằng “Nếu các linh hồn không tồn tại, thì người bình thường sẽ kì dị đến mức nào!”)
Bàn cầu cơ nổi tiếng bởi sự kỳ bí và thú vị. Trừ vài vụ án giết người do bàn cầu cơ sai bảo, thì nó vô hại. Cho đến năm 1973, thì mọi chuyện thay đổi.
Năm đó, bộ phim Quỷ Ám đã khiến mọi người khiếp sợ với mọi cảnh quay và lời dẫn dựa trên một câu chuyện có thật; và câu chuyện về cố bé 12 tuổi Regan bị ám sau khi chơi cùng bàn cầu cơ đã khiến mọi người nghĩ khác về nó.
Murch cho biết “Nó giống như bộ phim Psycho – không ai sợ cái vòi tắm cho đến khi cảnh phim đó xuất hiện… Nó rõ ràng như thế”. Ý của ông là, trước khi Quỷ Ám ra đời, các bộ phim có nhắc đến bàn cầu cơ chỉ là những trò vui đùa vô hại.
Và như thế, bàn cầu cơ trở thành công cụ của quỷ và thành công cụ của các nhà sản xuất phim và tác giả truyện kinh dị - nó thường là cánh cửa mở đến địa ngục trong các bộ phim kinh dị.
Ngoài rạp chiếu phim thì bàn cầu cơ bị coi là công cụ giao tiếp của quỷ Sa-tăng đối với các nhóm tôn giáo và bị đốt cùng với những cuốn Harry Potter và Nàng Bạch Tuyết của Disney những năm sau đó.
Tuy nhiên, anh em nhà Parker, và sau đó là Hasbro vẫn bán được hàng trăm nghìn cái bàng nhưng lí do họ mua thì đã khác: bàn cầu cơ gắn với ma quỷ chứ không phải các linh hồn và có nguy hiểm.
Các nhà khoa học đã gây bất ngờ khi thừa nhận rằng bàn cầu cơ chứa đựng sức mạnh của các linh hồn hay thậm chí là quỷ dữ. Vậy rốt cuộc nó là một công cụ của quỷ hay chỉ là một trò chơi gia đình vô hại? Mời độc giả đón xem kỳ 3 của bài viết vào 11h trưa thứ 3 ngày 8/7 tại mục Phi thường- Kỳ quặc! |