Người phụ nữ nấc liên tục trong 11 năm
Từ năm 2003 tới nay, mỗi ngày một phụ nữ trung niên Anh trải qua 5 loạt nấc. Mỗi loạt kéo dài tới 10 phút.
Amanda Corby hiện sống tại thành phố Hull, Anh. Cô bất lực vì chứng nấc kinh niên suốt hơn một thập kỷ qua. Người phụ nữ 46 tuổi từng khám ở nhiều nơi và chỉ nhận được những cái lắc đầu từ bác sĩ. Đến thời điểm hiện tại, cô đã nấc gần 3 triệu lần.
Chứng nấc bắt đầu hành hạ Corby (46 tuổi) vào một ngày trong năm 2003, khi cô đang làm việc tại một khu vui chơi bingo. Hôm sau cô nấc nhiều hơn và những đợt nấc diễn ra suốt năm. Amanda từng thử nhiều mẹo, như uống nước, song không đạt kết quả. Người phụ nữ 46 tuổi chưa biết cô sẽ thử biện pháp nào trong thời gian tới.
Corby đã áp dụng nhiều mẹo, bao gồm uống nước để quên việc nấc nhưng không hiệu quả. Ảnh: Medavia.
Chứng nấc gây phiền toái cho Amanda, đặc biệt khi cô đối diện với khách hàng.
Corby từng tới gặp bác sĩ để chữa chứng nấc. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ gợi ý cô nên uống nước nhưng không giải thích và chữa được bệnh.
Corby đã tìm đến thôi miên nhưng hiệu quả chỉ trong vài tháng. Ảnh: Medavia.
Nấc kinh niên có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tiêu hóa, hô hấp hoặc các bệnh về tâm lý như lo lắng, sốc.
Người nấc nhiều nhất thế giới là Charles Osborne, một công dân Mỹ qua đời năm 1991. Osborne chịu chứng nấc thường xuyên trong vòng 68 năm, từ năm 1922 đến 1990.
Theo Wiki, nấc là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần, do thì hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín.
Một đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1 - 2 ngày, thậm chí nhiều năm. Nếu nó chỉ diễn ra từ vài phút đến ít hơn 24 giờ thì hiện tượng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần bất kỳ sự can thiệp nào, mặc dù có nhiều phương thức điều trị tại gia (hay còn được gọi là "mẹo") được nhiều người áp dụng để rút ngắn thời gian nấc. Nhưng nếu kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý.
Ở người, sự co thắt này đẩy một luồng khí đột ngột ra khỏi buồng phổi làm nắp thanh quản bị đóng lại, gây ra tiếng nấc. Trong y học, nó được gọi là chứng kích động cơ hoành đồng bộ.