Loài cá mập có thể đi bộ 30m trên cạn, sống không cần oxy trong 2 tiếng

Cá mập Epaulette có thể đi bộ tới 30m trên khu đất khô bằng cách sử dụng vây hình mái chèo và sống không cần oxy trong 2 tiếng.

Theo The Guardian, các nhà nghiên cứu tại một trường đại học ở Florida (Mỹ) cho biết một loài cá mập thảm nhỏ nhưng hung dữ với khả năng đi lại phi thường trên cạn đang tiến hóa để tồn tại tốt hơn trong tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển ấm lên.

Đó là cá mập Epaulette, thường được tìm thấy trên các rạn san hô của Australia và New Guinea. Loài cá mập này có thể đi bộ tới 30m trên khu đất khô bằng cách sử dụng vây hình mái chèo và sống không cần oxy trong 2 tiếng.

Các nhà sinh vật học thuộc trường Đại học Atlantic Florida (Mỹ) và các cộng sự nghiên cứu ở Australia cho biết những khả năng đáng chú ý này giúp cá mập sinh sống tại rạn san hô có thể tồn tại trong môi trường ngày càng thách thức khi các điều kiện thay đổi.

“Những đặc điểm vận động như vậy có thể không chỉ là chìa khóa để tồn tại mà còn liên quan tới hoạt động sinh lý bền vững của cá mập Epaulette dưới các điều kiện môi trường đầy thách thức, bao gồm cả những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu”, nghiên cứu tiết lộ.

Cá mập Epaulette có khả năng đi bộ trên cạn, sống không cần oxy trong 2 tiếng. Ảnh: Andy Morrison/AP

Cá mập Epaulette có khả năng đi bộ trên cạn, sống không cần oxy trong 2 tiếng. Ảnh: Andy Morrison/AP

Theo Marianne Porter – giáo sư thuộc khoa Khoa học sinh học tại Đại học Atlantic Florida kiêm tác giả chính của nghiên cứu, cá mập có thể di chuyển với vận tốc chậm hoặc nhanh, giúp chúng có khả năng vượt cạn đặc biệt để tìm đến những môi trường sinh sống thuận lợi hơn.

Được biết, Epaulette không phải là loài cá mập duy nhất có khả năng đi lại trên cạn. Trước đó, vào năm 2013, các nhà nghiên cứu ở Indonesia đã phát hiện ra một loài cá mập sử dụng vây để đi bộ dọc theo đáy đại dương, tìm kiếm thức ăn là các loài cá và động vật giáp xác nhỏ.

Năm 2020, các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland (Australia) và các cộng sự quốc tế đã phát hiện ít nhất 9 loài cá mập sử dụng vây để đi lại ở vùng nước nông.

Tuy nhiên, điều khiến cá mập Epaulette trở nên đặc biệt là chúng có khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy trong thời gian dài. Không chỉ có thể sống sót trên đất liền, loài cá mập này còn có thể đi được quãng đường gấp 30 lần chiều dài cơ thể.

“Khả năng di chuyển xung quanh và đi bộ từ nơi này đến nơi khác của cá mập epaulette thực sự rất quan trọng”, giáo sư Marianne Porter khẳng định. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng khả năng đi bộ trên cạn giúp cá mập nhanh nhẹn hơn khi trốn tránh những kẻ săn mồi, bên cạnh đó đến được các khu vực có nhiều thức ăn hơn và ít cạnh tranh hơn.

Trong tương lai, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành dự án mới để xem xét sự biến đổi khí hậu ản hưởng ra sao tới cá mập Epaulette. Các nhà khoa học tin rằng việc nghiên cứu cá mập Epaulette sẽ mở ra cơ hội tìm hiểu thêm về quá trình tiến hóa nhanh.

Nguồn: [Link nguồn]

Tưởng bạn giật chân trêu đùa lúc lặn, quay lại thấy cá mập đang ngoạm

Khi đang chuẩn bị lên bờ vì biển động, người phụ nữ cảm thấy có điều gì đó không ổn ở phần chân. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Kim - Guardian ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN