Kỳ quặc 2 lễ hội quất người tóe máu
Các thanh niên dùng lá dứa có gai sắc nhọn và dùng roi mây để chiến đấu và làm cho đối phương tóe máu. Cả hai lễ hội này diễn ra ở Indonesia.
Lễ hội dùng roi mây quất nhau tóe máu
Hàng năm, một tuần sau lễ Ramandan Hồi giáo ở hai làng Morella và Mamala, Indonesia diễn ra lễ hội Pukul Sapu, một nghi lễ đặc biệt trong đó đàn ông trong làng thi nhau quất vào lưng nhau bằng những roi mây.
Nghi lễ này được coi là để tăng tình bằng hữu và tình đoàn kết của cư dân hai làng làng của tỉnh Maluku.
Lễ hội Pukul Sapu được coi là tăng tình đoàn kết
Tất cả mọi người tham gia sẽ quất vào lưng trần đến khi tóe máu. Trước khi nghi lễ bắt đầu, đàn ông tụ tập để nhận lời cầu nguyện từ những người già cả hơn. Những lời cầu nguyện này là để che chở cho những vết thương sẽ có trong quá trình nghi lễ quất roi diễn tiến.
Những người can đảm nhất mặc quần cộc và buộc vải trên đầu và tiến vào đấu trường, chia làm hai nhóm, đối diện nhau. Sau đó họ sẽ lần lượt quất roi mây lên lưng và ngực. Tay còn lại giơ thẳng lên trời để tự hào khoe những vết thương nhận được. Đây không phải là một trận đánh giả và những vết thương để lại rất đau. Những người tham gia không hề tỏ ra dấu hiệu đau đớn.
Khi nghi lễ kết thúc, những cơ thể đầy máu của họ được xức dầu công hiệu được cho là để làm liền xương rạn chỉ trong vòng 3 ngày. Loại dầu này sẽ hàn gắn vết thương mà không để lại dấu vết. Những tính chất hàn gắn này rất nổi tiếng ở đây. Đây cũng được coi là tinh thần mà nghi lễ hướng đến.
Clip lễ hội quất nhau bằng roi mây ở Indonesia
Mặc dù mang tính bạo lực, nhưng nghi lễ Sapu được xem là cơ hội để tăng tình anh em và tình bằng hữu giữa người dân hai làng Morella và Mamala.
Nghi lễ Pakul Sapu rất nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước Indonesia. Rất nhiều du khách đến đây có cả quan chức chính phru cấp cao nước này.
Lễ hội đánh nhau bằng lá dứa có gai nhọn
Hàng năm, người dân đảo Bali tổ chức lễ tròn tháng gọi là Usabha Sambah để tôn vinh Thánh Indri, vị thần chiến tranh của đạo Hindu.
Đàn ông mặc lễ phục cổ truyền và dùng lá dứa có gai sắc nhọn làm vũ khí đánh nhau.
Nghi lễ tôn vinh thần chiến tranh ở Bali
Lễ hội được tổ chức tháng Sáu hàng năm ở làng Tenganan. Lễ hội này diễn ra trong hai ngày, tháng thứ 5 của lịch Bali và là nghi lễ tôn giáo lớn nhất của người Tenganan.
Đây được người dân làng coi là món quà của thần Indra. Các tốp chiến đấu chia theo cặp.Tất cả mọi người tham gia lễ hội phải là đàn ông trưởng thành. Đàn ông đánh nhau bằng lá dứa và vật nhau. Họ được phép dùng các cây mây để làm khiên che. Vết sẹo sau đó cũng được chữa bằng nghệ tây.
Truyền thuyết kể rằng người dân làng này được thần chiến tranh Indra chọn làm con của thánh.
Hình ảnh lễ hội Usabha Sambah ở Bali: