Kinh hãi: Hồ “bắt lửa” nổi bọt trắng như tuyết
Lớp bọt dày và nhẹ bay lan ra khắp nơi trong thành phố tạo nên cảnh tượng vừa kinh ngạc, vừa sởn gai ốc.
Mỗi khi gặp trời mưa, mặt hồ Bellandur ở Bangalore, Ấn Độ lại sủi bọt độc trắng xóa bay khắp thành phố tạo nên một cảnh tượng vừa đáng kinh ngạc, vừa khiến người xem gai người.
Cả thành phố ngập trắng bọt nổi lên từ hồ nước ngọt lớn nhất Ấn Độ
Không chỉ nổi tiếng là hồ nước ngọt rộng nhất thành phố (với diện tích hơn 36,4km2), Bellandur còn được nhiều người biết tới là hồ bị ô nhiễm nặng nhất trong nhiều thập kỷ qua tại đất nước tỷ dân này.
Những chất thải như dầu, mỡ, chất tẩy rửa không phân hủy được tích tụ dưới lòng hồ trong một thời gian dài, khi gặp nước mưa chúng lập tức sủi lên tạo thành lớp bọt dày màu trắng như bông bay lan ra các khu vực lân cận. Chính cảnh tượng kỳ lạ này đã biến Bellandur trở thành một địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng.
Lớp bộ trắng xóa phủ kín mọi con đường trong thành phố
Đôi khi phần bọt ở phía trên nhẹ hơn còn rất dễ bắt lửa nên hồ Bellandur còn có tên gọi khác là “Hồ bốc cháy”.
Không may do được tạo thành từ những chất thải và hóa chất chưa qua xử lý nên thứ bọt này vô cùng độc hại đối với sức khỏe con người, nhiều trường hợp ghi nhận được trên da người bệnh xuất hiện ban đỏ, mụn nhọt khi tiếp xúc trực tiếp với bọt.
Một số cư dân địa phương thường xuyên mắc phải những chứng bệnh như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hay đi ngoài do sử dụng nguồn nước ô nhiễm từ hồ.
Chúng tạo thành cảnh tượng băng tuyết tuyệt đẹp giữa tiết trời nóng nực ở Ấn Độ
“Mỗi khi có nước đổ vào hồ, lớp bọt lại dâng cao hơn. Chúng gây cản trở tầm nhìn và bốc lên mùi hôi thối không thể chịu nổi. Hầu hết các phương tiện di chuyển tại đây đều bị nhấn chìm trong đống bọt “nhân tạo” này”, Visruth, một người dân sống cách hồ 30 mét bức xúc cho biết.
Lớp bọt khổng lồ cản trở tầm nhìn và bốc mùi hôi thối kinh khủng
Hiện nhà chức trách địa phương vẫn chưa đưa ra được bất kì biện pháp quyết liệt nào nhằm giảm trừ ô nhiễm tại đây. Mỗi ngày hồ Bellandur vẫn phải tiếp nhận hơn 490 triệu lít nước thải đến từ khắp các khu dân cư và khu công nghiệp địa phương khiến tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước càng thêm trầm trọng.