Khám phá vương quốc cấm tiệt..."giống cái"
Bán đảo Halkidiki ở Hi Lạp là một trong những nơi kỳ lạ nhất thế giới khi cư dân ở đây chỉ toàn đàn ông và không hề có bóng dáng phụ nữ hay động vật giống cái.
Núi Athos được coi như là một khu tự trị với những tu viện nằm trên bán đảo Halkidiki ở Hi Lạp. Các tu viện tại đây được xây dựng từ năm 800 sau Công Nguyên. Ngay nay, hòn đảo vẫn tồn tại 20 tu viện cổ kính lớn nhỏ với 2.000 thầy tu theo Chính Thống giáo Đông phương đến từ Hy Lạp, Bulgaria, Serbia và Nga. Họ sống cuộc đời khổ hạnh, tách biêt với thế giới bên ngoài.
Mặc dù là một phần của Liên minh châu Âu, nhưng núi Athos là khu vực tự trị hoàn toàn. Mọi hoạt động tự do đi lại và buôn bán hàng hóa đều bị cấm trên ngọn núi linh thiên này, trừ phi được cấp phép. Một số quy định trên núi Athos khiến nhiều người thấy lạ lẫm, như một ngày của các thầy tu bắt đầu từ khi mặt trời lặn. Nhưng điều kỳ lạ nhất có lẽ là luật cấm phụ nữ đặt chân lên bán đảo Halkidiki.
Trải qua hơn 1.000 năm, phụ nữ vẫn bị cấm đặt trên lên núi Halkidiki. Ngoài, những giống cái của những loài động vật như bò, chó và dê cũng không được phép xuất hiện tại đây. Chỉ những loài chim và côn trùng được đặc cách luật này.
Chỉ những người đàn ông ngoạn đạo và cư xử hòa nhà mới được phép tới thăm núi Athos, tham dự các nghi lễ tại tu viện, ăn với các thầy tu và ở qua đêm tại một trong nững tu viện trên núi. Cách duy nhất để du khách nữ có thể tham quan khu vực này là đứng nhìn từ xa trong chuyến du lịch bằng tàu.
Các thầy tu được để râu, suốt đời mặc áo choàng đen, hàng ngày ăn thực phẩm tự cung tự cấp trên đảo. Họ ăn ở sạch sẽ, gọn gàng và được sở hữu ô tô riêng. Hàng ngày các thầy tu chỉ hát thánh ca, hành lễ và cầu nguyện. Lúc mặt trời lặn xuống núi, tiếng chuông ngân vang, cổng tu viện được đóng lại, không ai được phép ra vào nữa.
Theo các thầy tu, sự vắng bóng hoàn toàn của phụ nữ trên núi khiến họ sống thanh thản và thoải mái hơn. Họ dường như tin rằng phụ nữ có thể làm biến đổi xã hội chỉ hướng tới những giáo lý trong sáng. Sự ảnh duy nhất của phụ nữ mà các thầy tu chấp nhận và tôn kính là Đức mẹ Maria.
Truyền thuyết địa phương kể rằng Đức mẹ Maria đang đi thuyền thì gặp bão đẩy thuyền bà đến núi Athos linh thiêng. Khi thuyền cập bờ , bà đã truyền giáo và cải đạo cho người dân địa phương trên bán đảo Halkidiki.
Nhiều năm sau đó, các thầy tu ngày càng tôn kính và nguyện tôn thờ Đức mẹ Maria. Họ không muốn những người phụ nữ khác làm lu mờ hình ảnh của Đức mẹ Maria, nên họ ban hành luật cấm phụ nữ đến khu vực này. Cho đến nay, Đức mẹ Maria vẫn là hình ảnh phụ nữ duy nhất được phép có mặt trên đảo.
Mặc dù luật cấm phụ nữ đã được chấp nhận trong vài thế kỷ qua, nhưng nó đã gây ra những tranh cãi trong thời gian gần đây. Như một phần của phong trào đòi bình đẳng giới trong đạo Cơ-đốc, nhiều phụ nữ theo đạo này hiện cho rằng họ có quyền tôn giáo và chính trị được đặt chân tới ngọn núi Athos linh thiêng.
Nhiều phụ nữ đã tập trung trên mạng xã hội cũng như vận động chính trị để kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm trên đảo Halkidiki. Năm 2003, một nghị quyết của Quốc hội châu Âu đã lên án lệnh cấm vi phạm quyền bình đăng giới và quyền tự do đi lại tự do của công dân trên lục địa này.
Nausicaa M. Jackson, một thành viên của nhóm “Hãy cho phép phụ nữ tới thăm núi Athos” trên mạng xã hội Facebook, cho biết: “Núi Athos là một nơi đặc biệt dành cho tất cả các tín ddood và phụ nữ được Chúa trao cho một đặc quyền thông qua Đức mẹ Mariam nhưng núi Athos ngày nay là một nơi chống lại những người Cơ-đốc.
“Tôi phải trả thuế để tu bổ và duy trì những tu viện này và tôi có quyền bình đẳng như những người đàn ông. Tôi không thấy bất cứ lý do gì mình và những phụ nữ khác không được phép tới núi Athos”, giáo sư người Hi Lạp Eleni Chontodolou nói.
Mặc dù vậy, các thầy tu trên núi Athos cho rằng họ không coi lệnh cấm phụ nữ là một vấn đề bình đẳng giới mà gọi đó là sự trung thành. Thầy tu Dositej Hilandarac tại tu viện Hilandar giải thích họ không hề có vấn đề với phụ nữ. Lệnh cấm đơn thuần xuất phát từ các tu viện trên núi Athos được xây dựng theo luật Avaton, cấm những phụ nữ tới ngọn núi linh thiên này.
Bất chấp lệnh cấm, một số phụ nữ vẫn được đặc cách tới thăm ngọn núi Athos. Phụ nữ và trẻ thường xuyên được chào đón trên hòn đảo này trong thời kỳ chiến tranh và dịch bệnh. Năm 1347, Nữ hoàng Serbia Jelena Kantakuzin đã xin tị nạn tại núi linh thiêng này và công chúa Serbia Mara Brankovic cũng được phép tới thăm một số tu viện tại đây.