Kéo thủy quái ở độ sâu 4.000m dưới biển lên bờ xem mặt
Loài “cá không mặt” được phát hiện cách đây hơn 100 năm nhưng hầu như biến mất khỏi quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học do thiếu máy móc chuyên dụng.
Video các loài thủy quái kéo lên từ đáy biển.
Một nhóm hơn 60 nhà khoa học từ Australia đã đánh bắt được những loài thủy quái kì dị nhất hành tinh từ độ sâu hơn 4.000 mét dưới mực nước biển. Quá trình kéo những loài thủy quái này lên bờ được thực hiện ngoài khơi Australia và thu về kết quả rất thành công.
Một "thủy quái" vớt lên từ đáy biển.
“Thật tuyệt vời khi tìm ra những loài động vật sống dưới nước mà chúng ta không hề biết về sự tồn tại của chúng”, Diane Bray, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu, trả lời kênh Channel 7. Trong số những loài thủy quái tìm thấy, “cá không mặt” được xem là kì dị nhất với hình thù cổ quái và màu xám xịt đặc trưng.
Cá không mặt được phát hiện cách đây hơn 100 năm.
Để bắt được các loài sinh vật dưới biển sâu, nhóm nghiên cứu sử dụng một chiếc lưới và cánh tay robot để thu thập thủy quái. “Dù chúng là loài nào, chúng tôi cũng bắt gọn và mang lên bờ để quan sát tỉ mỉ”, Martin Gomon, một nhà khoa học cho biết.
Hình thù kì dị của sinh viên dưới đáy biển.
Lịch sử nghiên cứu đáy biển cho thấy loài cá không mặt được phát hiện lần đầu những năm 1870 và từ đó tới nay không được nghiên cứu do thiếu phương tiện chuyên dụng. Sau hơn 100 năm, quá trình khám phá biển sâu vẫn gặp nhiều khó khăn do trở ngại về mặt công nghệ.
Đoàn nghiên cứu dự kiến sẽ khảo sát đáy biển ở miền đông Australia thêm một tháng nữa trước khi hoàn tất quá trình khám phá biển sâu.
Kỳ lân biển được mệnh danh là loài thủy quái độc nhất đại dương, biết dùng chiếc sừng để săn cá tuyết khiến các...