Hoảng với những khóa đào tạo "lạ" tại Trung Quốc
"Trải nghiệm đáng sợ" của những đứa trẻ, những thiếu nữ Trung Quốc khiến người ngoài cuộc nhìn vào cũng thấy... hoảng.
Đào tạo vệ sĩ nữ kiểu có 1-0-2
Đầu năm 2012, tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã tiến hành một khóa đào tạo vệ sĩ nữ với chế độ huấn luyện độc nhất vô nhị. Trong 4 tuần đầu, các cô gái đến đây chỉ được mặc bikini mỏng manh giữa trời giá rét, đi trên bụng của những người bạn nằm trên cát, bị xối nước lạnh vào người, chạy bộ giữa biển… 20 học viên nữ này được đào tạo trong 10 tháng để rèn luyện các kỹ năng võ thuật, trinh sát. Tuy nhiên cách đào tạo khắc khổ này khiến họ trông như đang bị bạo hành.
Những thiếu nữ xinh đẹp trong lò luyện vệ sĩ nữ tại Trung Quốc (Ảnh Chinanews)
Mẫu giáo “quân sự”
Ở trường mẫu giáo Albert tại Đài Trung, Đài Loan, trẻ em từ 3 đến 6 tuổi được mặc trang phục giống như hải quân và tham gia vào một chương trình thể dục bắt buộc theo mô hình tập trận. Cha mẹ các bé hy vọng việc đào tạo cứng rắn này sẽ chuẩn bị cho con em họ những hành trang trước khó khăn của cuộc sống nhưng có những người chỉ trích trường mẫu giáo này.
Các bé uốn dẻo, nhào lộn như những binh lính thủy quân lục
Từ một đến hai giờ mỗi ngày, các em tại trường mẫu giáo này phải thực hiện một loạt các bài tập thể dục lấy cảm hứng từ cuộc tập trận quân sự. Cô giáo Fong Yun cho rằng trẻ em Đài Loan thiếu sự tự tin và lòng can đảm so với trẻ em các nước khác. Vì vậy hơn 10 năm trước, cô đã phát triển một chương trình đặc biệt, kết hợp giữa việc thể dục và những cuộc tập trận để tăng cường sức mạnh thể chất và tinh thần cho các em nhỏ.
Trẻ em mẫu giáo ở đây được học để có thể uốn dẻo, nhào lộn vài vòng, trồng cây chuối… và các loại bài tập khác mà ngay cả thủy quân lục chiến đôi khi còn thấy khó. Để “tốt nghiệp” trường này, các em phải trải qua một bài kiểm tra khó khăn.
Video: Trẻ ở trường mẫu giáo Albert được đào tạo như thủy quân
Hầu hết những đứa trẻ đi mẫu giáo “quân sự” của Đài Loan thích khoe “chiến lợi phẩm” của mình là những vết bầm tím, những vết chai do những bài đào tạo khắc nghiệt. Nhưng một số tổ chức giáo dục đã bày tỏ mối quan tâm của họ về tác động của những phương pháp huấn luyện đó. Họ lo sợ việc đào tạo quá mức có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ hoặc gây thương tích nghiêm trọng. Tuy nhiên, cô Fong Yun cho biết các bài tập được tiến hành bởi các giảng viên chuyên nghiệp nên nguy cơ chấn thương được giảm tối thiểu.
Đạt đến giới hạn tuyệt đối
Chế độ đào tạo khắc nghiệt có thể tạo ra những kết quả bất thường. Trên You tube đã xuất hiện một clip quay lại cảnh một nhóm khoảng dưới 20 cô gái Trung Quốc thực hiện bài tập kết hợp giữa múa ba lê và thể dục dụng cụ. Họ uốn cong cơ thể mình một cách đáng kinh ngạc. Sự đồng bộ, nhanh, mạnh cho thấy sức mạnh phi thường.
Những động tác uốn dẻo như "người không xương"
Đạt đến giới hạn tuyệt đối
Video: Bài tập đáng kinh ngạc của các thiếu nữ Trung Quốc
Trung Quốc được biết đến với những “lò đào tạo” tàn nhẫn của mình trên khắp đất nước. Những bé trai và bé gái lên 5 hoặc 6 được rà soát có tổ chất thể thao bẩm sinh sẽ được đưa vào 1 trong 3000 trại huấn luyện thể thao kiểu mới. Khi Olympic 2012 được diễn ra tại Trung Quốc, không ít những câu chuyện có thật về những “cỗ máy chiến thắng” được sinh ra từ những “trại tập trung” hà khắc của chế độ đào tạo.
Quan sát viên của Olympic, Sir Matthew Pinsent đã gọi đây là “trải nghiệm đáng sợ” khi thấy những đứa trẻ được Trung Quốc huấn luyện thành vận động viên. Chắc hẳn những bé gái của “vũ đoàn đạt đến giới hạn tuyệt đối” trên đã trải qua những chương trình đào tạo khắc nghiệt mới có thể thực hiện được bài tập hoàn hảo đến thế.
Các em bé Trung Quốc đau đớn vì những "trải nghiệm đáng sợ"