Hai ngôi đền rắn độc và chuột rúc
Đền thờ rắn độc và thờ chuột đều là nơi cư trú của những loài vật này.
Đền Rắn ở Malaysia
Ngôi Đền Rắn còn có tên Đền mây Xanh/Đền Mây trong ở đảo Penang, Malaysia được xây dựng từ năm 1873. Ban đầu nó là một am nhỏ. Ngay từ khi hình thành, nó đã là nơi cư ngụ của nhiều loại rắn độc. Dần dần, người ta coi rắn là bầy tôi của vị thần của đền. Giờ đây người ta coi rắn chính là linh vật ở đây.
Bên ngoài đền rắn
Mới bước vào chùa, nếu không biết trước, nhiều người sẽ chết ngất khi thấy vắt vẻo trên đầu mình là những con rắn đủ kích cỡ, màu sắc, chủng loại. Ban ngày, lũ rắn mỗi con nằm im một chỗ, mở to hai mắt và hầu như không nhúc nhích, động đậy, tuyệt nhiên không cắn người và cũng chẳng sợ người. Khi màn đêm buông xuống là lúc những tiếng vèo vèo, những âm thanh loảng xoảng, choe chóe phát ra từ chính điện; chúng tranh nhau ăn trứng gà và các phẩm vật người dân dâng cúng.
Hàng năm vào mùa xuân, người ta vẫn trẩy hội về đền này rất đông.
Đền chuột ở Ấn Độ
Đền Karni Mata 600 tuổi ở Ấn Độ thờ loài chuột. Ngôi đền này là để thờ cúng Nữ thần Chuột Karni Mata. Vì thế các loại chuột đều được nuôi sống trong đền. Công trình kiến trúc nguy nga với những phiến cẩm thạch tinh xảo trang trí bằng vàng bạc là nơi cư trú của khoảng 20.000 con chuột, theo người dân ở đây cho biết.
Bên ngoài ngôi đền chuột
Vào các dịp lễ, người dân Ấn Độ vẫn đến đây để dâng kẹo Prasad cho loài chuột. Karni Mât thờ và cho chuột sống tự do nhưng chưa có dịch bệnh nào liên quan đến chuột như dịch hạch xảy ra.