Điều ít biết về môn thể thao "bom mông" kỳ quặc
Người tham gia phải làm nhiều cách để tạo ra bọt nước bắn thật cao và mạnh.
Thông thường khi nhảy cầu từ trên cao xuống hồ bơi sẽ tạo ra bọt nước bắn tung tóe. Mới đây, hành động trên đã được nâng tầm lên thành một bộ môn thể thao chính đáng và đúng nghĩ, với tên gọi "lặn tóe nước" (Splashdiving) hoặc thường được người hâm mộ gọi với tên thân mật hơn là "bom mông" (Arse Bombing).
Người tạo ra bọt nước bắn cao và rộng nhất từ lực của mông sẽ giành chiến thắng.
Thông thường những người lặn sẽ trình diễn hết sức nhẹ nhàng và bay bổng. Tuy nhiên, với một vận động viên "bom mông", điểm số và thành tích họ đạt được phụ thuộc vào kích thước của bọt nước được tạo ra nhờ lực tác động của cơ thể từ phần mông lên mặt nước.
Hành động trên có vẻ sẽ khiến người tham gia đau đớn, tuy nhiên những vận động viên chuyên nghiệp cho rằng không hề có cảm giác đau như mọi người vẫn nghĩ.
Tư thế trình diễn hình chiếc ghế bành
Video: các vận động viên bộ môn bom mông thi đấu
"Rất ít khi bị đau hoặc đau rất rất nhẹ", nhà vô địch thế giới bộ môn "bom mông" Rainhard Riede đến từ Bavaria, Đức chia sẻ. Trong khi một vận động viên khác là anh Lukas Eglseder thì cho rằng: "Mọi người sẽ quen với trò này thôi".
Môn bom mông cũng có những quy tắc riêng, trong đó vận động viên được phép chọn một trong 13 bài biểu diễn khác nhau.
Bọt nước sẽ quyết định người thắng kẻ thua.
Trong đó phần trình diễn "cổ điển" chỉ đơn giản chạm mông xuống nước đầu tiên, mắt cá chân co lên đến bụng. Những kỹ thuật trình diễn khác có các tên gọi như "mèo", "ghế bành", "tấm ván"...
Tư thế trình diễn cổ điển không cho phép người chơi sử dụng bất kỳ động tác nhào lộn nào, chỉ đơn thuần dùng sức nặng của cơ thể dồn vào phần mông để tạo ra bọt nước bắn cao và rộng nhất có thể.
Kiểu tự do cho phép VĐV nhào lộn và tạo động tác theo ý muốn.
Trong khi những tư thế trình diễn còn lại cho phép thí sinh nhào lộn cùng nhiều tư thế khác nhau.Trước khi tham gia cuộc thi, vận động viên phải công bố chọn tư thế trình diễn trước với ban tổ chức, họ được phép chọn 4 tư thế để ghi được điểm số ấn tượng nhất. Điểm số được ban giám khảo chấm từ 1 - 10 tùy vào thành tích vận động viên ghi được.
Năm nay, danh hiệu nhà vô địch thế giới bộ môn bom mông thể loại tự do thuộc về Richaerd Riede người Đức với màn nhào lộn và xoay mình trên không, tạo ra cú chạm nước mạnh cùng bọt nước khổng lồ.
Bộ môn bom mông nhận được nhiều sự ủng hộ của giới trẻ.
Danh hiệu này phía nữ thuộc về cô gái trẻ 15 tuổi Franziska Fritz. Đây là lần thứ 3 Fritz dành giải vô địch thế giới ở bộ môn thể thao kỳ quặc này, cô cũng hy vọng sẽ có nhiều phụ nữ thích thú với thể thao bom mông.
Được biết môn thể thao bom mông do một người đàn ông Đức là Oliver Schil phát minh ra từ năm 2003. Hoạt động này của Schil nhằm thay đổi cách nhìn của mọi người trên thế giới về cách tạo ra những "quả bom nước".
Màn tiếp nước ấn tượng của người thi.
Những dạng trình diễn khác nhau của môn bom mông.
Tất cả những tư thế, cấu trúc thi và luật lệ của bộ môn này đều được Schil nghĩ ra trong một đêm, vào cuối tuần sau đó anh tổ chức cuộc thi bom mông lần đầu tiên và thành công vang dội khi thu hút hơn 6.000 thí sinh tham dự cùng đông đảo báo giới, truyền thông đến đưa tin. Người vô địch tại cuộc thi đầu tiên là Michael Schmidt đến từ Bayreuth, Đức.
Kể từ đó đến nay, Cup thế giới bom mông được tổ chức thường niên và ghi danh nhiều nhà vô địch của bộ môn này. Theo nhà vô địch bộ môn bom mông và người giữ kỷ lục thế giới Guiness là Christian Guth thì môn thể thao này khá gần gũi với bộ môn lặn ở Olympic. Guth cho rằng, bom mông cũng có thể đau như trong thi đấu quyền anh.
Hình ảnh về môn thế thao bom mông:
Tạo hình bọt nước khá ấn tượng.
Một tư thế trong bộ môn bom mông.