"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim

Trước ngày khai hội, một "dị nhân tóc rồng" đã bất ngờ xuất hiện ngay trung tâm lễ hội, khiến hàng ngàn du khách thập phương tò mò.

Trước thời điểm khai hội, chúng tôi tìm về hội Lim lúc tờ mờ sáng, nhưng hàng ngàn du khách đã có mặt tại khu vực chính hội. Theo ban tổ chức, tối 13 tháng Giêng, các nghi thức, tiết mục văn nghệ độc đáo mới được diễn ra. Dù vậy, không vì thế mà không khí hội Lim hôm nay u ám mà lại được hâm nóng bởi một... dị nhân có mái tóc rồng.

Một cụ ông tuổi đã ngoài 70 nhưng nét mặt vẫn còn rất hồng hào, vóc dáng còn rất cứng cáp, làn da ửng hồng và luôn niềm nở trò chuyện với du khách. Điều đặc biệt ở chỗ, sở hữu một mái tóc hình con rồng trên đầu kết hợp với bộ râu quai nón và bạc trắng như sợi cước khiến cho cụ trông như một “ông bụt, ông tiên” nên đã thu hút trí tò mò của hàng ngàn du khách.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, cụ có tên là Nguyễn Văn Long (SN 1940, quê ở thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh). Cụ Long bắt đầu “nuôi tóc” từ khoảng 20 năm trước. Suốt mấy chục năm nay, cụ Long sống một mình trong một cái chòi nhỏ, người dân địa phương thường ví cụ là “ông bụt, ông tiên”.

Hãy cùng chiêm cưỡng bộ tóc cụ Long tại lễ hội Lim qua những hình ảnh dưới đây:

"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim - 1

"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim - 2

Mặc dù tuổi đã ngoài 70, nhưng trong cụ Long vẫn rất khỏe khoắn, cụ có vẻ bề ngoài khiến nhiều người liên tưởng đến “ông bụt, ông tiên” trong truyền thuyết.

"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim - 3

"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim - 4

Cụ Long thẳng thắn trả lời những câu hỏi mang tính tò mò của người dân xung quanh bộ tóc độc nhất vô nhị của cụ.

"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim - 5

Đã ngoài 70 tuổi nhưng trông cụ vẫn còn rất phong độ và oai phong.

"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim - 6

"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim - 7

Hàng ngàn người chen chúc, xô đẩy nhau để được gần và trò chuyện với cụ Long.

"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim - 8

Đám đông tạm tản ra khi có sự vào cuộc của lực lượng giữ gìn an nình trật tự.

"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim - 9

Nhiều người mắt đã thấy nhưng tay vẫn phải sờ để chứng minh bộ tóc cụ Long là thật.

"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim - 10

Thu hút nhiều cái nhìn chăm chăm của du khách.

"Dị nhân tóc rồng" xuất hiện ở hội Lim - 11

Giới trẻ hào hứng chụp hình lưu niệm với cụ Long.

Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Vì truyền thống này mà nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian. Lễ hội được nhiều người quan tâm nhất là hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh. Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.

Hội Lim chính là hội chùa làng Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục.

Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim. Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng Ân, nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng.

Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hưng 30 (1769) hiện giữ ở đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công trạng và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp vào "ngày sinh" và "ngày hóa" của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng ân trên núi Lim.

Song trải tháng năm lịch sử, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, trong đó người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim. Chính vì vậy mà có hội Lim và đây là hội hàng tổng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Infonet
Chuyện lạ Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN