Con trai gọi món bún bò, lời nói của người cha sau đó khiến nhiều người lo ngại cho tương lai của cậu bé
Cậu bé hào hứng gọi món ăn yêu thích nhưng sau nghe xong lời nói của người cha thì gương mặt tắt hẳn niềm vui.
Nhiều phụ huynh luôn chú trọng dạy dỗ con cái hiểu biết về giá trị của đồng tiền và công sức làm việc của cha mẹ từ sớm để những đứa trẻ rèn luyện được tính cách tiết kiệm, không phung phí, đời hỏi. Điều này là cần thiết nhưng không đồng nghĩa với việc phụ huynh "than nghèo kể khổ" với con cái mọi lúc mọi nơi là đúng đắn.
Mới đây, câu chuyện về cuộc đối thoại giữa hai cha con được lan truyền mạnh mẽ trên khắp các diễn đàn mạng xã hội Trung Quốc khiến dân mạng liên tục tranh cãi gay gắt.
Cụ thể, hai cha con cùng nhau đi vào một quán ăn. Người bố nhanh chóng gọi món còn đứa trẻ lại nhìn chằm chằm vào thực đơn rất lâu mới trả lời mình muốn một tô bún bò.
Ảnh minh họa.
Từ cử chỉ có thể thấy cậu bé đã chờ mong được ăn suất bún bò này từ rất lâu. Tuy nhiên, ông bố liền cắt ngang: "Bún bò con gọi đắt quá. Bữa ăn của con làm bố vất vả mất nửa ngày đấy!".
Cậu bé vội ý thức được món ăn mình gọi đắt tiền nên đã nhanh chóng đổi sang món khác, người cha lại tiếp tục nhắc nhở: "Bố bảo bún bò này đắt không phải nói con không được ăn mà bảo con chăm chỉ học hành, bố mẹ nuôi con không dễ đâu... ". Trong suốt bữa ăn, ông bố cũng liên tục nhấn mạnh chuyện nuôi con vất vả khó khăn và phải vất vả như nào để kiếm tiền.
Ảnh minh họa.
Từ vẻ mặt thích thú vì được ăn món ăn yêu thích lúc đầu, gương mặt của cậu bé sau lời của người cha cứ thế tắt dần vẻ hào hứng, đứa trẻ cúi đầu xuống, ăn từng miếng trong buồn bã.
Sau khi câu chuyện được chia sẻ rộng rãi, đông đảo bình luận đều cho rằng nếu cha mẹ cứ liên tục rót vào tai những đứa trẻ chuyện họ đã phải chi tiêu cho chúng như thế nào sẽ đi ngược lại hiệu quả giáo dục con gái biết tiết kiệm như họ mong muốn.
Hành động này của cha mẹ sẽ khiến con cái cảm thấy rất tội lỗi. Lâu dần đứa trẻ sẽ hình thành sự tự ti cắm rễ trong lòng, càng lớn càng trở nên trầm trọng.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, nếu cha mẹ thường xuyên "than nghèo kể khổ" với con, mỗi ngày sự thiếu thốn sẽ bị khắc họa và phóng đại trong lòng đứa trẻ. Từ đó xuất hiện tình trạng trẻ vin vào cớ “hoàn cảnh khó khăn” để trốn tránh những việc làm chưa tốt của mình.
Bên cạnh đó, nếu cha mẹ cứ gieo vào đầu con trẻ sự nghèo đói, có thể trẻ sẽ lo sợ, từ đó thay vì nhận thức nghèo cần cố gắng, cần động lực thì trẻ sẽ chuyển sang suy nghĩ tiêu cực, thậm chí xấu tính.
Tin lời hàng xóm, ông bố trừng phạt con bằng cách trói vào thanh gỗ và trát lên người mật ong để thu hút lũ ong tới.
Nguồn: [Link nguồn]