Chim cánh cụt chết trôi dạt bờ biển Brazil, mổ bụng thấy điều đau lòng

Một con chim cánh cụt được tìm thấy chết vùi trong cát tại một bãi biển đông du khách ở bang Sao Paulo, sau khi nuốt nguyên một chiếc khẩu trang.

Con chim cánh cụt trông rất gầy ở thời điểm tìm thấy xác trên bãi biển.

Con chim cánh cụt trông rất gầy ở thời điểm tìm thấy xác trên bãi biển.

Theo Daily Mail, khẩu trang N95 được sử dụng phổ biến trong môi trường y tế, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19, được tìm thấy trong dạ dày chim cánh cụt chết vùi trong cát tại bãi biển ở phía bắc Sao Paulo.

Tổ chức bảo tồn biển Instituto Argonauta cho biết đã phát hiện con chim cánh cụt chết trên bãi biển Juquei ở bang São Paulo, Brazil vào ngày 9.9. Nhóm nghiên cứu của tổ chức nhận thấy con vật rất gầy và bị cát che phủ. Họ liền mang xác chim cánh cụt về phòng thí nghiệm để kiểm tra.

Các nhà nghiên cứu xác định đây là một con chim cánh cụt Magellan, tách khỏi đàn sau khi di cư từ vùng Patagonian ở phía nam Argentina. Kết quả khám nghiệm xác chim cánh cụt này mới được công bố ngày 21.9.

Con chim cánh cụt có thể đã nuốt một chiếc khẩu trang N95 do nhầm lẫn đó là thức ăn. “Đám đông đổ xô tới bãi biển ở phía bắc Sao Paulo trong kỳ nghỉ lễ kéo dài có thể đã cướp đi sinh mạng của chim cánh cụt Magellan”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Chiếc khẩu trang N95 chim cánh cụt nuốt phải.

Chiếc khẩu trang N95 chim cánh cụt nuốt phải.

Hugo Gallo Neto, chủ tịch tổ chức bảo tồn Instituto Argonauta, nói: “Chúng tôi đã cảnh báo về khẩu trang và đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy khẩu trang vứt bừa bãi gây hại như thế nào đến sinh vật biển”.

“'Nó cũng thể hiện sự vô trách nhiệm khi vứt khẩu trang ở nơi không phù hợp. Đó là chất thải bệnh viện có nguy cơ bị lây nhiễm sang người khác”, Neto nói thêm.

Tổ chức Instituto Argonauta tìm thấy 113 khẩu trang vứt bừa bãi ở vùng biển phía bắc Sao Paulo, bao gồm cả bãi biển Juquehy, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9.

Hồi tháng 7, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã cảnh báo việc vứt vật dụng bảo vệ cá nhân (PPE) không đúng chỗ có thể gây ra mối đe dọa mới đối với môi trường.

“Chỉ cần 1% số khẩu trang bị vứt bỏ không đúng nơi quy định, kết quả là sẽ có tới 10 triệu khẩu trang bị vứt ra môi trường mỗi tháng”, WWF cho biết.

Chim cánh cụt Magellan là động vật bản xứ ở Nam Mỹ, chủ yếu sinh sống ven biển Argentina, Chile và quần đảo Falkland.

Chúng được đặt tên theo nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha ở thế kỷ 16 Ferdinand Magellan. Các quần thể chim cánh cụt di cư từ Patagonia tới phía nam lục địa để tìm thức ăn, nhưng một số con bị lạc đường tới bãi biển ở đông nam Brazil.

Ngư dân Úc tìm thấy “món quà” không ngờ khi mổ bụng cá hồng

Ngư dân Dylan Mizzi tìm thấy “món quà” bất ngờ khi mổ bụng con cá hồng mà mình mới câu được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN