Chiếc giày 300 tuổi "trấn yểm ma quỷ" trong bức tường ĐH Cambridge

Sự kiện: Bí ẩn thế giới

Các công nhân vừa phát hiện chiếc giày nằm sâu trong lớp tường ĐH Cambridge có niên đại 300 năm.

Chiếc giày 300 tuổi "trấn yểm ma quỷ" trong bức tường ĐH Cambridge - 1
Chiếc giày nằm trong bức tường 

Chiếc giày nằm trong tường phòng Senior Common Room xây dựng từ năm 1598-1602. Tiền thân đây là khu nhà ở cho những người làm việc trong trường. Tuy nhiên, chiếc giày này được đưa vào đây từ khoảng thế kỷ 17,18 trong một đợt trùng tu.

Thông cáo báo chí từ bộ phận truyền thông của ĐH Cambridge nêu rõ giày và một số vật dụng thông thường khác từng được coi là vật có khả năng trấn yểm ma quỷ và những linh hồn xấu. Cung điện Hampton và Nhà thờ Ely tại Anh cũng từng có các phát hiện tương tự.

Trùng hợp là các công nhân phát hiện chiếc giày vào 1.8 vừa rồi, đúng ngày sinh của học giả chuyên viết truyện ma quái tại Cambridge với bút danh M.R.James, với những giai thoại về việc gỡ bỏ vật phong ấn sẽ đem lại điềm gở. Thông cáo cũng cẩn thận đề cập tới việc này: "Chưa hề có sự việc xấu nào xảy ra trong khu vực từ khi chiếc giày được khám phá. Đây vẫn là nơi dùng bữa trưa của toàn bộ các nhân viên trong trường"

Chiếc giày 300 tuổi "trấn yểm ma quỷ" trong bức tường ĐH Cambridge - 2

Chiếc giày ở khoảng cỡ 6, với lỗ thủng ở gót trái. Các đồ "trấn yểm" thông dụng nhất là giày, tiếp theo là xương sọ ngựa, xác mèo chết và những "chai lọ phù thủy" chứa nước tiểu và tóc người. Bùa chú không chỉ nằm trong tường mà còn ở trên mái hay dưới sàn.

Hiện tại Bộ phân Khảo cổ thuộc ĐH Cambridge đang phân tích mẫu vật. Tuy nhiên, Richard Newman từ đơn vị này lại cho rằng đây chỉ đơn thuần là chiếc giày cũ hỏng bị vứt đi chứ không được đặt vào trong tường với mục đích tâm linh, trong khi khẳng định các phát hiện kiểu này vẫn quan trọng vì đó là cách duy nhất để khám phá niềm tin tâm linh và tôn giáo của dân Anh cách đây vài trăm năm.

Dù vậy, thông cáo của ĐH này vẫn cho rằng chiếc giày có vai trò khó lý giải khi đối chiếu với các sự kiện trong quá khứ, như lần cầu hôn của vua Charles I với vợ Henrietta Maria. Hồi thế chiến II, quân đồng minh cũng từng bàn bạc về kế hoạch oanh tạc bờ biển Normandy ngay trong phòng này. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - Ancient Origins ([Tên nguồn])
Bí ẩn thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN