Biến mong ước "viễn tưởng" của xác ướp Ai Cập thành sự thật sau 3.000 năm
Các nhà khoa học đã hoàn thành mong ước của một xác ướp Ai Cập, biến điều không thể ở 3.000 năm trước thành hiện thực.
Xác ướp thầy tế Nesyamun hiện đang được lưu giữ ở bảo tàng Leeds, Anh.
Theo BBC, xác ướp Ai Cập 3.000 năm tuổi được các nhà khoa học phân tích là một thầy tế tên Nesyamun, sống trong thời Pharaoh Ramses, giai đoạn năm 1099-1069 trước Công nguyên, tức là khoảng 3.000 năm trước.
Là một thầy tế ở Thebes, Nesyamun có một tiếng nói mạnh mẽ để phục vụ các nghi lễ, đặc biệt liên quan đến ca hát.
Khi Nesyamun qua đời, tiếng nói của thầy tế này cũng biến mất. Nhưng 3.000 năm sau, các nhà khoa học đã có thể tái hiện lại một cách chân thực nhất.
Các nhà khoa học dựa trên hình ảnh thực tế, tái tạo lại dây thanh quản của xác ướp. Công nghệ máy tính sau đó giúp mô phỏng lại âm thanh tương ứng.
Dự án mới chỉ tái tạo âm thanh đơn và những từ đơn giản. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tái tạo thành công giọng nói của người chết. Trong tương lai, các nhà khoa học kỳ vọng sẽ tái tạo lại đầy đủ giọng nói của Nesyamun, tức là có thể nói được những câu dài.
Xác ướp trải qua quá trình phân tích phức tạp.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học London, Đại học York và bảo tàng Leeds thực hiện. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học vào ngày 23.1
Joann Fletcher, giáo sư khảo cổ tại Đại học York, đồng tác giả nghiên cứu, nói: “Công nghệ tái tạo lại giọng nói giúp chúng tôi nghe được âm thanh của người đã chết từ lâu”.
Giáo sư khảo cổ John Schofield, cũng công tác tại Đại học York, nói: “Đây là mong ước của xác ướp. Đó là giọng nói của mình vẫn có thể được nghe thấy sau khi chết. Neyamun khi còn sống có niềm tin như vậy”.
“Thông điệp đó được viết trên quan tài của xác ướp. Ông ấy muốn điều đó. Công nghệ thời xưa không thể cho phép. Bằng cách một cách nào đó, ngày nay, chúng tôi đã hoàn thành mong ước này”, Schofield nói thêm.
Nguồn: [Link nguồn]
Không ai nghĩ nơi này có một xác ướp trong suốt 150 năm qua.