Bí ẩn những hòn đá biết đi ở Thung lũng chết
Nhiều người cho rằng, những hòn đá này đi theo một con đường định sẵn.
Người ta nói, tò mò có thể giết chết một con mèo, nhưng thực ra loài người mới là nạn nhân chính của việc tò mò quá mức. Tuy nhiên, cứ nói đến bí ẩn là ai cũng hào hứng muốn biết…
1. Hòn đá biết đi
Trong lòng hồ khô cạn ở Racetrack, Thung lũng chết có những hòn đá nặng tới hơn 300kg đang ngày đêm “đi qua đi lại” một cách bí ẩn mà không chịu bất kì một tác động ngoại cảnh nào. Đá di chuyển để lại sau chúng những con đường mòn khác nhau cả về hướng lẫn chiều dài.
Một số quẹo, một số di chuyển theo đường thẳng trong khi số khác di chuyển theo đường e-lip hay lượn sóng, nhưng không một ai có thể nhìn thấy đá di chuyển như thế nào và cũng không ai biết được tốc độ đi chuyển của chúng ra sao.
Một số nhà khoa học cho rằng, sự kết hợp giữa gió và băng đá trong tự nhiên đã khiến chúng bị trượt đi khắp nơi như vậy. Tuy nhiên, cũng có những người lại đặt ra nghi vấn, liệu rằng những hòn đá này có đang đi theo một “con đường” định sẵn hay không ?
2. Thuộc địa Roanoke
Vào năm 1587, 121 thực dân dẫn đầu bởi John White đã đặt chân lên hòn đảo Roanoke mà ngày nay là phía bắc Carolina với ý đồ xây dựng thuộc địa. Do xảy ra tranh chấp với người dân bản địa, John White đã quay trở lại Anh kêu gọi thêm tiếp viện. Nhiều năm sau, khi ông ta trở lại nơi đây thì tất cả mọi thứ đã biến mất, biến mất theo đúng nghĩa đen của nó. Không còn dấu hiệu của giao tranh hay sự sống, nơi đây đã trở thành hoang mạc. Về sau, người ta gọi nơi này là Thuộc địa bị mất tích.
3. Âm thanh đến từ Taos
Ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Anh và Bắc Âu, người ta thường xuyên ghi lại được những âm thanh trầm thấp kì lạ. Chúng được miêu tả giống như động cơ diesel chạy không tải và được gọi với cái tên là “Taos Hum”.
Tên gọi này xuất phát từ một thị trấn nhỏ ở Taos, New Mexico, nơi mà vào năm 1997, Các nhà khoa học đã nhiều lần điều tra về nguồn gốc tiếng ồn này nhưng cho đến nay, âm thanh này vẫn còn là một điều bí ẩn.
4. Vùng xoáy thấp ghê rợn
Đây là một thuật ngữ được Ivan Sanderson dùng để nói về 12 khu vực địa lý, nơi thường xuyên xảy ra những vụ mất tích bí hiểm. Địa điểm nổi tiếng nhất, không đâu khác ngoài “Tam giác quỷ Bermuda”. Những nơi khác gồm có Megaliths ở Algeria, phía nam Timbuktu, thung lũng indus ở Parkistan, và “Bãi biển quỷ dữ” ở Nhật Bản.
5. Quả cầu ánh sáng
Đó là một hiện tượng xảy ra trong khí quyển, thường được liên hệ với những cơn bão. Nó như một quả cầu điện xuất hiện trên bầu trời mà cho đến nay chưa có ai lý giải được một cách chính xác.
Do tính chất hiếm thấy và mỗi lần xuất hiện đều chỉ chớp nhoáng nên khả năng nghiên cứu kĩ lưỡng về nó gần như là không thể. Trường hợp được ghi chép lại đầy đủ nhất là vào năm 1984, khi một quả cầu ánh sáng có đường kính khoảng 10cm bay vào trong một chiếc máy bay chở hành khách người Nga. Nó “bay lượn trên đầu của những hành khách đang sợ hãi và rồi đột nhiên bay ra khỏi chiếc máy bay mà không gây bất kì tiếng động nào”.