Bất ngờ trước tục lệ tranh cướp đồ ăn tại đám cưới ở Trung Quốc

Tập tục tranh cướp đồ ăn trong một đám cưới ở Trung Quốc

"Chỉ chưa đầy một phút, toàn bộ số thức ăn trong nồi đã bị cướp hết sạch", một khách mời tại đám cưới cho biết. Chiếc nồi lớn đựng thức ăn hầm nhừ, gồm các loại thịt, rau và mì. 

Theo phong tục truyền thống của người Hà Nam, họ tin rằng đồ ăn càng bị tranh cướp nhanh, cặp uyên ương sẽ càng hạnh phúc hơn trong cuộc sống vợ chồng.

Hà Nam nổi tiếng khắp Trung Quốc với món mì hầm có truyền thống hơn 4.000 năm. Đây là món ăn nhẹ, bình dân, gồm thịt lợn hoặc thịt cừu, rau, sợi mì dai dai và nước dùng nóng hổi, thơm ngọt. Mì hầm Hà Nam có giá trị dinh dưỡng cao.

Theo Chinatoursnet, nước dùng thường được nấu bằng thịt cừu non thượng hạng, xương cừu đun sôi trên 5 tiếng, đầu tiên đun lửa lớn rồi giảm thành lửa nhỏ, thêm nguyên liệu thuốc bắc. Đồ ăn có thể là tàu hũ ky, thịt chả, trứng cút, rau mùi, mực, hành ngò, thường ăn kèm dầu ớt, tỏi ngâm...

Phong tục này ở Hà Nam thu hút nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Một số người khó chịu: "Tôi không hiểu được việc này. Nhìn như thể những người này đã bị bỏ đói rất lâu vậy. Họ có thể mang một vài bát nhỏ là được rồi, sao phải mang cả những chiếc nồi lớn để cướp đồ ăn".

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, dù sao tục lệ này còn hơn "náo động phòng" (tập tục "phá rối phòng hoa chúc", trêu đùa các cặp đôi mới cưới). Thời gian gần đây, ở nhiều địa phương tại Trung Quốc, tập tục này bị biến tướng thành các vụ việc nghiêm trọng như đùa quá đà gây ra ẩu đả, quấy rối tình dục...

Cô dâu bị quấy rối tại đám cưới.

Cô dâu bị quấy rối tại đám cưới.

Phong tục  "náo động phòng"  vốn có từ hơn 2.000 năm trước từ thời nhà Hán, vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Ý nghĩa ban đầu của tập tục được coi là "rất tốt đẹp".

Thời xưa, hầu hết các cuộc hôn nhân ở nước này thường được cha mẹ sắp đặt trước. Cô dâu chú rể không biết nhau, hoặc có biết cũng chưa từng tiếp xúc gần gũi. Do đó, người xưa từng nghĩ ra những trò vui vẻ trong buổi đêm tân hôn của cặp đôi mới cưới với mục đích giúp xua đi bầu không khí gượng gạo của cả hai. 

Để giúp cả hai bớt ngại ngùng và tự nhiên hơn khi động phòng hoa chúc, bạn bè thân thiết của chú rể sẽ vào phòng cưới, trêu đùa tạo ra bầu không khí vui vẻ. Họ trêu chọc đôi uyên ương bằng trò vui hay câu đố dí dỏm. Phong tục này cũng được cho là giúp hai vợ chồng sống hòa thuận bên nhau, sớm sinh con thuận lợi.

Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, phong tục này đã bị biến tướng trở thành nỗi ám ảnh của các cô dâu. Theo khảo sát của Youth Youth Daily năm 2014, 80% trong số 21.000 người được hỏi cho biết họ bị bắt nạt và sàm sỡ trong chính đám cưới của mình, 60% khẳng định họ ghét phong tục này, đến mức nhiều người phải chạy trốn ngay trong đêm tân hôn.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô dâu bị mẹ chồng chê bai tới tấp ngay giữa đám cưới và cái kết ”bẻ lái” không ngờ

Những khách mời bên dưới không khỏi ngỡ ngàng và có chút ngại ngùng trước những lời bộc bạch chân thật của người mẹ chồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (T/h) ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN