5 địa điểm khó tin tồn tại trên Trái Đất
Những "tiên cảnh" và địa điểm khó tin tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
Hồ nước hồng Retba
Hồ Retba có độ mặn cao và loại vi khuẩn Dunaliella Salina ưa mặn vô hại khiến nước hồ có màu sắc khác lạ này.
Sắc hồng do vi khuẩn tạo ra sẽ hấp thụ và sử dụng ánh mặt trời, tạo thêm nhiều năng lượng để chuyển nước sang màu sữa dâu.
Người dân địa phương khai thác nước hồ Retba lấy muối để bảo quản cá. Họ ngâm mình sâu trong nước, cạo lớp dưới cùng của hồ lọc lấy muối.
Đó chính là tên gọi của mỏ khí thiên nhiên Derweze ở làng Derweze trên sa mạc Karakum, tỉnh Ahal, Turkmenistan.
Năm 1971 các nhà khoa học Liên Xô khoan thăm dò địa chất đã khoan phải một túi khí, mặt đất bên dưới bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70 m.
Một lượng lớn khí mê tan thoát ra từ hố Derweze. Các nhà khoa học đã quyết định đốt hố Derweze với hy vọng khí này không bay vào khí quyển và sẽ cháy hết trong 40 năm.
Thế nhưng ngày nay hố vẫn tiếp tục cháy rực lửa.
Giếng nước bậc thang Chand Baori
Chand Baori ở làng Abhaneri, miền Đông bang Rajasthan (Ấn Độ), được coi là giếng bậc thang lớn và kỳ lạ nhất trên thế giới.
Thành phố cổ Shi Cheng còn có tên gọi là thành phố Sư tử vì nằm cạnh ngọn núi Ngũ Sư có hình dáng giống đầu loài sư tử.
Thành phố được xây dựng dưới thời Đông Hán cách đây 1.300 năm tại tỉnh Chiết Giang Trung Quốc với diện tích bằng 62 sân bóng đá, có 5 cổng chính, 4 tòa tháp lớn. Các con đường trong thành phố được lát đá cuội và các phiến đá lớn.
Năm 1959, chính phủ Trung Quốc xây dựng hồ nước nhân tạo Qiandao và thủy điện sông Xin'an khiến thành phố Sư tử nằm ở độ sâu 26 - 40 dưới đáy hồ.
Thăm quan thành phố nghìn năm dưới đáy hồ.
Giếng Jacob - "Hố tử thần Texas"Giếng Jacob (Jacob’s Well) tại Texas, Mỹ là một dòng suối lâu năm có vị trí tại đáy của dòng Cypress Creek.
Miệng giếng có đường kính 4 m, chứa lượng nước lên tới cả nghìn gallon.
Dân mê lặn thả mình trong "Hố tử thần".