10 loài cá mập có hình thù kỳ lạ nhất thế giới
Lòng đại dương ẩn giấu nhiều loài cá mập khác nhau với hình dạng và tập tính đa dạng.
Cá mập mồm rộng (Megamouth Shark)
Đặc điểm nổi bật ở loài cá mập này chính là chiếc mồm rộng quá cỡ và hình thành nên tên gọi của chúng.
Cá mập mồm rộng dùng chiếc miệng ngoại cỡ như bộ phận lọc thức ăn bằng cách há miệng trong lúc di chuyển, tương tự như cá nhám voi (whale shark) và cá nhám phơi nắng (basking shark). Theo đó những sinh vật nhỏ như phù du sẽ trở thành con mồi chính của chúng.
Cá mập mồm rộng có miệng rộng khoảng 550cm, cụ thể ở con đực có thể đạt được đến 400cm trong khi ở loài cái là 500cm.
Cá mập mako vây ngắn (Mako Shark)
Cá mập mako vây ngắn có tên khoa học là Isurus (mũi nhọn), chúng nổi tiếng nhờ tốc độ và khả năng nhảy lên khỏi mặt nước, vì vậy chúng được biết đến là giống cá mập có tốc độ di chuyển nhanh nhất thế giới.
Vận tốc của cá mập mako vây ngắn đạt tới 50 km/h và có một số báo cáo cho thấy có cá thể có thể đạt tới vận tốc 74 km/h. Chúng có thể nhảy cao khỏi mặt nước tới 6 m.
Hiện nay có hai dòng của loại cá này còn tồn tại là Longfin Makos và Shortfin Makos. Trong đó loại Longfin có chiều dài khoảng 4,5m và nặng 170kg. Shortfin thường có trọng lượng và kích cỡ bằng phân nửa.
Cá mập Angular (Angular Roughshark)
Đây là một chủng loài cá mập cực hiếm và kỳ bí với chiếc vây lớn bất thường cùng hàm răng cưa thô viền quanh khoang miệng. Loài này có kích thước khá khiêm tốn với chiều dài trung bình khoảng 61cm. Cá mập Angular Roughshark không phải đối tượng đánh bắt nhưng số lượng của chúng đang suy giảm do thường bị mắc phải lưới trong lúc ngư dân đánh bắt.
Cá mập nhám cưa (Shawshark)
Cá nhám cưa là một bộ cá nhám có mõm dài giống như lưỡi dao với hai bên rìa là những chiếc răng nhỏ trông giống như một lưỡi cưa sắc nhọn, được chúng sử dụng để cắt và xé nhỏ con mồi. Răng cưa của chúng có những cái lớn và nhỏ xen kẽ nhau.
Khi săn mồi, chúng sử dụng râu và cơ quan cảm nhận đặc biệt ở lưỡi cưa để phát hiện con mồi trong bùn và cát, sau đó chúng sẽ nhấn nạn nhân từ bên này sang bên kia bằng chiếc cưa sắc nhọn, làm tê liệt con mồi. Cá nhám cưa có thể dài tới 170 cm.
Hầu hết các loài được tìm thấy ở vùng biển từ Nam Phi đến Australia và Nhật Bản, ở độ sâu trên 40m.
Cá mập voi (Elephant Shark)
Loài cá mập voi dễ dàng được phát hiện bởi phần mõm có cấu tạo gần giống như chiếc vòi voi. Đặc điểm độc đáo ở phần mũi này giống như ăng ten dò kim loại, giúp chúng tìm kiếm thức ăn là động vật có vỏ dưới đáy biển.
Ngoài ra, loài sinh vật độc đáo và kỳ bí này còn được coi là biểu tượng của vùng nước nông thuộc Vịnh Melbourne. Chúng thường sinh sống ở những khu vực nước có độ sâu khoảng 200m và rất khó bị bắt gặp. Chỉ có ngoại lệ duy nhất để có thể dễ dàng tìm thấy cá mập voi là khi đến mùa đẻ trứng, những con cái thường di chuyển đến vùng nước nông. Tập tính này cũng khiến chúng bị ngư dân đánh bắt với số lượng lớn.
Cá mập bò mắt trắng (Bull Shark)
Chúng còn được gọi là cá mập Zambezi ở châu Phi. Tên của chúng được đặt như vậy bởi tính khí hung hãn. Cá mập bò mắt trắng thích những vùng nước lợ hay nước ngọt nông như cửa các con sông. Chúng cũng có thể sống được ở biển và cả vùng nước ngọt, thậm chí những con sông sâu trong đất liền.
Cá mập bò mắt trắng cũng là loài cá mập gây ra những vụ tấn công con người trong ở gần bãi biểnThức ăn chủ yếu của chúng là các loài cá và cá mập, trong đó có cá mập bò mắt trắng khác và cả rùa, chim, cá heo, động vật có vú trên cạn, động vật giáp xác, động vật da gai và cá đuối gai độc. Chúng săn trong vùng nước âm u con mồi của chúng sẽ khó phát hiện ra khi bị săn đuổi.
Cá mập yêu tinh (Goblin Shark)
Chúng còn có tên gọi Mitsukurina Owstoni, một loài cá mập biển sâu có ngoại hình kỳ dị nhất so với các loài cá mập khác. Chúng có mũi khoằm dài giống mỏ chim, phần sừng dài hơn mõm giống như một cái bay.
Đây là loài cá mập duy nhất có cơ thể màu hồng, bộ hàm có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp con mồi. Con đực trưởng thành thường có chiều dài từ 2,4 - 3,1m và con cái là từ 3,1 - 3,5m. Mẫu vật lớn nhất được tìm thấy có chiều dài tới 3,9 m (13 ft) và nặng 210 kg.
Loài này được tìm thấy ở gần đáy biển, ở độ sâu khoảng 250 m. Mẫu vật sâu nhất từng bắt được tại độ sâu 1.300 m, phổ biến nhất ở vùng biển Nhật Bản. Do môi trường sống nên cá mập yêu tinh gần như không có kẻ thù ăn thịt nào. Những loài "gần gũi" nhất với chúng chỉ có các loài ký sinh trùng bao gồm sán dây. Hiện nay chúng vẫn được công nhận là loài không đe dọa tới con người.
Cá mập mang xếp (Frilled Shark)
Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500m), phân ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Chúng có một số đặc điểm của loài cá mập "nguyên thủy", được coi là "hóa thạch sống" dưới đáy biển thời kỳ khủng long.
Loài này có chiều dài 2 m, cơ thể màu nâu sẫm giống loài lươn và có 6 cặp khe mang giống với loài cá mập thời tiền sử. Khi di chuyển và săn mồi, cá mập mang xếp uốn cong cơ thể để di chuyển về phía trước một cách linh hoạt giống như một con rắn biển khổng lồ.
Cá mập đầu búa (Hammerhead Shark)
Chúng thuộc bộ Cá mập mắt trắng với cấu trúc sụn đặc biệt ở đầu dẹt và mở rộng sang hai bên tạo thành hình dáng của một chiếc "búa". Chiếc búa ở đầu loài cá nhám này có chức năng cảm nhận con mồi, vận động và thực hiện thao tác khi săn mồi. Thậm chí giúp chúng tăng khả năng quan sát xung quanh, có tầm nhìn bao quát tới 360 độ ở mặt phẳng ở dưới.
Ngoài ra phần đầu độc đáo còn được chúng sử dụng như vũ khí khi đi săn, làm mất khả năng tự vệ của con cá đuối gai, khiến nó yếu dần. Khu vực sinh sống của cá nhám búa là các vùng biển ấm dọc theo bờ biển và vùng thềm lục địa như Colombia, Costa Rica, phía Nam và Đông Phi.
Cá mập đầu búa có chiều dài từ 0,9 – 6m và nặng từ 3 – 580 kg. Loài này ăn tạp bao gồm tất cả mực, bạch tuộc và có thể ăn thịt đồng loại (các con cá nhám búa khác và cả con của chính chúng).
Cá mập Greenland (Greenland Shark)
hCá mập Greenland là loài cá mập bản địa của các nước Bắc Đại Tây Dương xung quanh Greenland và Iceland.
Đây là một trong những loài cá mập lớn nhất, kích thước có thể so sánh với cá mập trắng lớn với con trường thành có thể đạt chiều dài 6,4m và cân nặng 1000 kg và có thể đạt chiều dài tối đa 7,3m. Cá mập Greenland là loài sống khá thọ với tuổi thọ ước tính tối đa 200 năm.