Thắc mắc vì sao không được tự do chụp ảnh trong bảo tàng?
Viện bảo tàng hay ngắn gọn là bảo tàng, là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay một giai đoạn lịch sử nào đó. Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa mãn trí tò mò tìm hiểu về quá khứ.
Từng bị ngăn cản khi chụp ảnh trong một bảo tàng ở Hàn Quốc để về ngắm, tôi không hiểu sao việc bình thường này lại bị cấm.
Tôi rất thích tìm hiểu văn hoá địa phương nên không bao giờ bỏ qua các bảo tàng khi đến một đất nước mới. Một lần đến bảo tàng sâm ở Seoul, tôi thấy bài trí đẹp liền giơ máy lên chụp. Nhưng một nhân viên trông coi ngăn lại, cũng không nói lý do dù tôi thấy chỉ là mô hình vườn sâm giả chứ không phải vật gì quá quý hiếm. Một lần khác, tôi vào bảo tàng gốm cổ cũng của Hàn Quốc thì lại được quay chụp tự do, không ai trông coi.
Xin độc giả giải đáp thắc mắc nhỏ này giúp. Không biết sao họ mở cửa cho đông đảo khách tham quan, nhưng lại hành xử như có gì bí mật phải giấu đi vậy?
chuyên gia ABC
Ngày 28/5, Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh cho biết, tối 27/5, Đoàn liên ngành gồm: Sở Văn hóa – Thể thao, Sở Thông tin – Truyền thông, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố cùng các phòng ban thuộc UBND quận 2 và UBND phường Thảo Điền có buổi làm việc, kiểm tra hoạt động tại quán bar Buddha (Quán ăn Thái - B.V.D.D.H.A), tại địa chỉ số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TP Hồ Chí Minh.
Tôi không nghĩ vậy, các ảnh mẫu vật thực ra khá phong phú trên mạng. Thực tế tôi thấy muốn tìm hình ảnh của một mẫu vật bảo tàng nào đó thì google là ra ngay. Và xem thực tế rõ ràng là có ấn tượng, sự tương tác cao hơn rất nhiều, du lịch online sao bằng được. Bảo vệ mẫu vật và tránh ảnh hưởng đến người khác bởi đèn flash là câu trả lời hợp lý.
Thứ nhất, đèn flash chớp lên khi chụp ảnh làm người khác trong không gian viện bảo tàng bị ảnh hưởng; Thứ hai, ngăn ngừa sao chép các hiện vật trưng bày trái phép; Thứ ba, trong một số trường hợp, sóng ánh sáng của đèn flash tác động lâu dài có thể làm hư hại hiện vật trưng bày, nhất là đối với các tác phẩm hội họa và tác phẩm nghệ thuật có chất liệu mẫn cảm với ánh sáng mạnh. Vì vậy, tốt nhất là cấm hết, không cho chụp ảnh trong các viện bảo tàng!
Kẻ xấu thấy hình ảnh sẽ sao chép và làm hiện vật giả để buôn bán bất hợp pháp.
Chụp hay không chụp cũng tùy bảo tàng à . người ta quy định sao mình làm vậy thôi . thường thì ánh đèn flash ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm được trưng bày . còn chụp ảnh cũng chỉ là chup tác phẩm chứ cũng ko cho chụp nhóm leo trèo gì nên mấy cái việc chụp ảnh phải trông chừng mệt quá nhiều bảo tàng cấm luôn . còn nếu là ở Hàn thì cá nhân mình nghĩ tại do chụp ảnh bằng điện thoại có tiếng tách tách á . vì bên đó chống chụp trộm ảnh cá nhân bằng cách đó và không tắt được nên thiết nghĩ cấm chụp hình luôn cho đỡ ồn không gian nghệ thuật của bảo tàng .
Tôi được hướng dẫn cho phép quay phim nhưng không cho chụp vì đèn flash làm hư mẫu vật. Trong sở thú cũng vậy: họ sợ hư mắt những con vậy sống trong nước như thú mỏ vịt hay chim cánh cụt
Do ánh sáng đèn flash khi chụp hình có thể làm phai màu đồ trưng bày nên bảo tàng cấm chụp hình.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]