Xem thêm

Nantes vs Monaco
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Aston Villa vs West Ham United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Rayo Vallecano vs Celta de Vigo
Logo Rayo Vallecano - RAY Rayo Vallecano
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Liverpool vs Accrington Stanley
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Accrington Stanley - ACC Accrington Stanley
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Real Valladolid vs Real Betis
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Logo Real Betis - BET Real Betis
-
Brest vs Olympique Lyonnais
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Borussia M'gladbach vs Bayern Munich
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Manchester City vs Salford City
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Salford City - SAL Salford City
-
Sevilla vs Valencia
Logo Sevilla - SEV Sevilla
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Tamworth vs Tottenham Hotspur
Logo Tamworth - TAM Tamworth
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
RB Leipzig vs Werder Bremen
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Werder Bremen - SVW Werder Bremen
-
Arsenal vs Manchester United
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Newcastle United vs Bromley
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Bromley - BRO Bromley
-
Atlético Madrid vs Osasuna
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Southampton vs Swansea City
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Swansea City - SWA Swansea City
-
PSG vs Saint-Étienne
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Saint-Étienne - ASS Saint-Étienne
-

Sự thật về hố nước tự sôi, giếng khoan tự bốc cháy

Khoan giếng lấy nước nhưng lại lấy được khí gas, bốc cháy ngùn ngụt, hố nước giữa cánh đồng bỗng dưng sôi sùng sục... là những hiện tượng thiên nhiên đang bị thổi phồng thành những trò mê tín.

Ngày 12/5, nhiều người dân trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng đổ xô đến một cánh đồng (cách khu dân cư 100m) ở xã Thuận Hưng để xem một hố nước có khả năng tự sôi; khi châm lửa trên miệng hố thì lập tức bốc cháy.

Theo chính quyền địa phương, nơi này là giếng khoan cũ của gia đình ông Lý Thol (ngụ ấp Tà Ân A1, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng ) và ở đây có khí cháy đã xuất hiện từ lâu, không có gì huyền bí. 

Ông Lý Thol cho biết, năm 2002 ông làm nhà ở trên khu đất này. Thời điểm đó, ông kêu thợ khoan giếng lấy nước sử dụng, phát hiện có khí bốc lên, đốt cháy được nên ông sử dụng nguồn khí này để nấu ăn.

Giếng nước tự sôi ở giữa cánh đồng khu vực tỉnh Sóc Trăng.

Giếng nước tự sôi ở giữa cánh đồng khu vực tỉnh Sóc Trăng.

Đến năm 2006, ông Thol dời nhà vào bên trong và lấp miệng giếng lại. Tại cánh đồng này ông vẫn làm lúa bình thường. 

Ngày 12/5, nhiều người dân trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng đổ xô đến một cánh đồng (cách khu dân cư 100m) ở xã Thuận Hưng để xem một hố nước có khả năng tự sôi; khi châm lửa trên miệng hố thì lập tức bốc cháy.

Trước đó vào cuối tháng 3/2024, gia đình bà Phùng Thị Nghìn (trú thôn 5, xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng) đang khoan giếng bất ngờ phát hiện luồng khí lạ bốc lên. Những người có mặt tại hiện trường dùng lửa thử và phát hiện luồng khí bốc cháy với ngọn lửa màu vàng xanh.

Qua phân tích mẫu, cơ quan chuyên môn xác định đây là khí metan (methane), có công thức hóa học là CH4. Theo Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, khu vực người dân tiến hành khoan giếng là vùng lõm và gần suối nên khả năng xuất hiện bồi lắng trầm tích hữu cơ phù sa cổ ở tầng địa chất sâu, tạo ra khí metan. Do vậy, khi mũi khoan xuyên phá xuống đã làm khí này thoát ra môi trường.

Sau 2 tháng hiện tượng hố nước tự sôi được phát hiện, mới đây Sở Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này tổ chức hội thảo làm rõ nguyên nhân của hố nước sôi. Theo đó, nơi này là giếng khoan cũ của một gia đình. Việc ở đây có khí cháy đã xuất hiện từ lâu, không có yếu tố huyền bí.

PGS.TS Trần Văn Xuân, Trường Đại học Bách khoa cho biết nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu khí gas từ giếng khoan nước sinh hoạt tại ấp Tà Ân A1 để xét nghiệm. 

Kết quả cho thấy khí này có nguồn gốc phân hủy từ vật liệu hữu cơ, hàm lượng CH4 cao (có thể là khí biogas hoặc khí dầu khí), có tiềm năng khai thác làm nhiên liệu. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng cho biết khí bốc lên có hàm lượng CO2 và H2S thấp, cách xa khu dân cư, mức tác động thấp đến sinh hoạt của người dân, môi trường.

Cần đánh giá trữ lượng khí để có kế hoạch khai thác cụ thể

Sau khi có kết quả nghiên cứu bước đầu, PGS.TS Trần Văn Xuân cho rằng, cần có đề án đánh giá tổng thể về hình thái cấu trúc và phạm vi phân bố khí một cách khoa học, về tiềm năng khai thác và ứng dụng. Việc nghiên cứu chuyên sâu về nguồn gốc, phạm vi phân bố của nguồn tài nguyên khí này đem đến nhiều lợi ích cho địa phương về kinh tế.

Ngoài ra, ông cho rằng cần nghiên cứu đề xuất giải pháp thu gom, lưu trữ, sử dụng lượng khí CH4 đang thoát ra (dùng làm khí đốt hoặc nhiên liệu chạy máy phát điện) để giảm thiểu quá trình phát tán tác động xấu đến môi trường. Giải pháp liên quan đến vận hành khai thác bền vững cần có sự tham gia hỗ trợ từ các trường, viện có các chuyên gia đúng chuyên môn hỗ trợ.

Cụ thể, xác định nguồn gốc và phạm vi phân bố của tích tụ khí tại Ấp Tà Ân A1, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú và Thạnh Tân Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Qua đó đánh giá tiềm năng khí, các khoáng sản đi kèm và nước dưới đất đến độ sâu khoảng 500 m. Việt Nam có trữ lượng dầu mỏ khoảng 4,4 tỷ thùng, khí thiên nhiên khoảng 23,8 tỷ m3. Khí thiên nhiên tích tụ đã được phát hiện ở miền Trung, Đông và Tây Nam bộ.

Ông Nguyễn Thành Duy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đề xuất trong thời gian tới, các nhà khoa học cần đánh giá cụ thể về trữ lượng nguồn khí, từ đó nghiên cứu sâu vấn đề khí nông tại tỉnh. Ngoài Sóc Trăng, tại xã Hòa Thạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đang có gần 100 hộ đang sử dụng nguồn gas từ giếng khoan. Tại Trà Vinh, gần 8 năm nay, các hộ dân hai ấp Phú Đức 1 và Phú Đức 2 (xã Bình Phú, huyện Càng Long) khoan giếng để dùng khí đốt miễn phí từ lòng đất.

Theo ước tính của Bộ Công Thương Việt Nam, trữ lượng khí thiên nhiên công nhận tại Việt Nam vào năm 2021 là khoảng 15,6 tỷ m3. Các khu vực chính có trữ lượng khí thiên nhiên bao gồm vùng Nam Côn Đảo, vùng Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc.

Theo các nghiên cứu địa chất và địa chất học kinh tế, Việt Nam được cho là có tiềm năng lớn về trữ lượng khí thiên nhiên chưa khai thác. Các khu vực tiềm năng khai thác khí thiên nhiên bao gồm vùng biển Đông, vùng biển Tây Nam Bộ, vùng biển Trung Nam Bộ và vùng biển Trung Bộ.

Khí thiên nhiên là một nguồn năng lượng sạch, có hiệu suất cao và thân thiện với môi trường. Việc khai thác và sử dụng khí thiên nhiên giúp giảm lượng khí thải và đóng góp vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu.

 Tuy có tiềm năng lớn, nhưng việc khai thác và sử dụng khí thiên nhiên đòi hỏi công nghệ và vốn đầu tư cao. Ngoài ra, cần có chính sách và quy định phù hợp để bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác và vận chuyển khí thiên nhiên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN