Rực lửa tứ kết Cúp C1: Guardiola mưu khóa Haaland, Bayern không Lewandowski đấu PSG
Tứ kết Champions League 2020/21 chứng kiến những cuộc đối đầu rất thú vị như Haaland gặp đội bóng cũ của cha mình hay trận chung kết Cúp C1 được tái hiện.
Chống lại Messi, "ông trùm" bay ghế
Ngày 28/10/2020, Chủ tịch Josep Bartomeu tuyên bố từ chức, kết thúc sớm nhiệm kỳ của ông tại Barcelona. Để phải đi đến bước đường cùng ấy, Bartomeu uất hận nhất chắc chắn phải là Lionel Messi. Dù rằng thành tích của Barca trong mùa giải 2019/20 là vô cùng tồi tệ, nhưng để khiến một vị chủ tịch phải bay ghế, tầm ảnh hưởng ấy chỉ Messi mới có.
Messi khiến Bartomeu mất ghế chủ tịch
Vụ lùm xùm đòi ra đi mùa hè 2020 của siêu sao người Argentina đã tạo ra một sức ép khủng khiếp lên vai Bartomeu, biến ông thành kẻ phản diện của cả cộng đồng fan Barca. Sau cùng, ông trở thành cựu chủ tịch và bị đánh giá là một trong những người tồi tệ nhất từng ngồi vào chiếc ghế quyền lực của sân Nou Camp.
Đã thế, Josep Bartomeu còn bị chỉ trích thậm tệ với nghi án thuê công ty truyền thông để bôi nhọ hình ảnh của Messi. Theo đó, công ty truyền thông I3 Ventures quản lý gần 100 tài khoản Facebook, Twitter dùng để nói xấu các cầu thủ, cựu cầu thủ như Messi, Pique, Xavi, Guardiola, Puyol, hay người vừa đắc cử Joan Laporta, trong đó Messi chính là tâm điểm.
Có thể nói, Messi dù chỉ cao 1m70, nhưng chiếc bóng của anh đã phủ lên toàn bộ Nou Camp. Ngay cả những huyền thoại ở thời điểm trước đó như Ronaldinho, Ronaldo béo, Rivaldo, Stoichkov hay Romario cũng không có được tầm ảnh hưởng lớn lao như thế. Anh chính là “Cậu bé vàng” Maradona của Barca, như là Maradona với Napoli vậy.
Nhưng không phải tự nhiên Lionel Messi lại được trao nhiều đặc ân đến vậy, đơn giản vì đây đã là truyền thống của CLB xứ Catalunya. Các đời chủ tịch tiền nhiệm của Josep Bartomeu như là Joan Gaspart, Sandro Rosell… cũng từng khốn đốn vì những lùm xùm liên quan đến một siêu sao nào đó trong giai đoạn họ làm chủ tịch CLB.
Nạn nhân không chỉ là Bartomeu
Mùa hè năm 2000, thế giới bóng đá chấn động với vụ chuyển nhượng Luis Figo từ Barcelona sang Real Madrid. Sau phi vụ kinh thiên động địa ấy, người lĩnh hậu quả nặng nề nhất chính là Chủ tịch Barca khi đó, ông Joan Gaspart. Điều tồi tệ ở chỗ, Gaspart chỉ vừa nhậm chức thì đã phải đối diện với một vấn đề vượt quá khả năng giải quyết thông thường.
Vụ Figo đã hủy hoại chủ tịch Joan Gaspas (ngoài cùng bên trái)
Sau khi Figo đã chính thức gia nhập Real, Gaspart khẳng định Figo đã nói chuyện riêng và bảo mình muốn ở lại, nhưng "tình hình sau đó trở nên phức tạp". Người đại diện Veiga của Figo, có thể đã "ăn" một món tiền lớn từ Perez, và ra sức thuyết phục Figo mau chóng chuyển sang Real.
Sau này Joan Gaspart thú nhận triều đại của mình đã hỏng ngay từ đầu chỉ vì cái tên Figo. Được cấp 70 triệu euro ngân sách, Gaspart mua sắm trong hoang mang, bấn loạn vì không còn giữ nổi sự tỉnh táo. Thương vụ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nỗi, chính Gaspart phải thốt lên: "Figo đã hủy hoại chúng tôi".
Cựu chủ tịch Barca từng tuyên bố: "Tôi có tiền, rất nhiều tiền là khác. Nhưng cả thế giới đều biết chúng tôi cần một người thay Figo. Thế là cầu thủ giá một, họ hét lên thành mười. Và tôi vẫn phải mua. Tôi làm gì bây giờ. Mua hay không mua, tôi cũng đều chết cả, có gì khác biệt đâu".
Sandro Rosell cũng là một nạn nhân theo cách tương tự. Vụ mua Neymar từ Santos năm 2013 tưởng là chiến thắng vĩ đại của Chủ tịch đương thời, hóa ra lại là thất bại hủy hoại Rosell. Giá chuyển nhượng không chỉ là 57,1 triệu euro như Barcelona thông báo mà bao gồm cả chục phụ phí khác.
Lionel Messi thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ sau màn trình diễn chói sáng giúp Argentina thắng đậm Bolivia 6-0 ở vòng loại World Cup 2026 khu vực...
Nguồn: [Link nguồn]