Olympic và những lễ khai mạc "khủng" nhất
Liệu Olympic 2016 có thể mang tới một lễ khai mạc sánh ngang sự hoành tráng và huyền thoại của 5 lễ khai mạc này?
Lễ khai mạc của Olympic 2016 có lẽ sẽ không được hoành tráng như dư luận kỳ vọng khi có tin kinh phí cho sự kiện này chỉ bằng 1/20 so với cho lễ khai mạc của Olympic 2008 tại Bắc Kinh. Trong bối cảnh kinh tế chính trị tại Brazil đang rối ren, sẽ là rất khó để lễ khai mạc Rio 2016 bắt kịp với những lễ khai mạc hoành tráng và công phu hơn trong quá khứ.
Dưới đây là 5 lễ khai mạc Olympic đáng nhớ nhất.
5. Los Angeles 1984
Đây là một kỳ Olympic đặc biệt bởi lần đầu tiên thu về lợi nhuận nhờ sự tiếp ứng tài chính rất to lớn từ các tập đoàn hàng đầu. Vì lý do đó mà lễ khai mạc của Los Angeles 1984 cực kỳ công phu, trong đó có cảnh một người bay vào sân vận động bằng động cơ phản lực mini (jetpack), 84 nhạc sĩ piano đánh bản nhạc “Rhapsody in Blue” và bản giao hưởng “Olympic Fanfare” của nhạc sĩ John Williams, người sau đó đoạt giải Grammy và bản nhạc của ông trở thành bản nhạc chính thức của các kỳ Olympic.
Một diễn viên bay vào sân vận động bằng bộ cánh phản lực mini
Kiến trúc kiểu Hy Lạp cổ đại quanh khu vực đài lửa
Lá cờ các quốc gia tham dự được xếp
4. Sydney 2000
Lễ khai mạc của Sydney 2000 bắt đầu với một người cưỡi ngựa tiến vào sân vận động, và rồi bất ngờ 120 kỵ sĩ mang cờ Olympic bứt vào trong SVĐ. Lễ khai mạc mang bối cảnh như một giấc mơ đẹp với những khung cảnh tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của đất nước Australia, cùng những điệu nhảy biểu trưng cho những người nhập cư từ châu Phi, Nam Mỹ và châu Á.
Các nghệ sĩ biểu diễn tạo nên một sân khấu đặc biệt có hình dạng lãnh thổ Australia
Kỳ Olympic này có một trong những đài lửa độc đáo nhất từng được thiết kế
3. Moscow 1980
Có tới hơn 16.000 người tham gia vào lễ khai mạc Olympic 1980 và khiến sự kiện này trở nên đáng nhớ. Khán đài phía Đông sân vận động được chuyển thành một bức tranh ghép cực kỳ công phu, thứ sau này trở thành một phần của hầu như mọi lễ khai mạc. Một kim tự tháp độc đáo được tạo bằng những người biểu diễn, và tất nhiên là hình ảnh chú gấu Misha.
Khán đài phía Đông được các nghệ sĩ chọn để dựng chân dung nhà cách mạng Vladimir Lenin...
... và linh vật gấu Misha
Kim tự tháp người - tiết mục độc đáo nhất buổi lễ
2. London 2012
Hơn 900 triệu người trên thế giới theo dõi lễ khai mạc này, với sự “xuất hiện” cực kỳ đặc biệt của Nữ hoàng Anh cùng với người hùng James Bond (Daniel Craig) đặt chân tới sân vận động qua trực thăng. Lễ khai mạc còn có sự tri ân cho Cơ quan y tế Quốc dân của Anh, và sự xuất hiện hài hước của nhân vật nổi tiếng Mr. Bean do Rowan Atkinson thủ vai.
James Bond và "Nữ hoàng" nhảy từ trực thăng xuống SVĐ
Cách dựng địa hình đồi độc đáo
"Mr. Bean" táy máy bên dàn nhạc giao hưởng
1. Bắc Kinh 2008
Lễ khai mạc tốn kém và công phu nhất trong lịch sử Olympic. Đúng 8h tối, 2.008 tay trống bắt đầu màn trình diễn của mình và khán giả được trải qua một cuộc du hành xuyên suốt lịch sử Trung Quốc với những phát minh vĩ đại nhất. Tuy nhiên lễ khai mạc này cũng để lại một scandal nhỏ khi một cô bé dễ thương bị phát hiện là đã hát nhép do ca sĩ thật có vẻ ngoài quá thiếu hấp dẫn.
2008 nghệ sĩ trống mở đầu cho lễ khai mạc năm 2008
Một quả địa cầu độc đáo treo giữa SVĐ Tổ Chim
Các nghệ sĩ biểu diễn mặc trên mình những bộ đồ có đèn LED
Phóng sự Olympic trước lễ khai mạc: Tiết kiệm là trên hết (bản quyền VTV)