Xếp hạng doanh số các thương hiệu ô tô tại Việt Nam năm 2019
Thương hiệu tới từ Nhật Bản - Toyota vẫn giữ vững ngôi vương, đứng số 1 về doanh số bán xe tại Việt Nam năm 2019.
Năm 2019 là một năm nhiều biến động lên xuống của thị trường ô tô Việt Nam, nhất là cuộc đua tranh của thị phần xe nhập khẩu và xe lắp ráp. Đặc biệt, khi việc nhập khẩu trơn tru hơn, nguồn xe nhập khẩu được các hãng đưa về đều đặn thì doanh số xe nhập khẩu cũng tăng mạnh. Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong năm 2019, doanh số bán của xe nhập khẩu tại Việt Nam đạt 132.872 xe tăng 82% so với năm 2018.
Xét theo khía cạnh nhà phân phối, thứ tự các vị trí xếp hạng doanh số năm 2019 tại Việt Nam như sau:
1. Toyota Việt Nam
2. TC Motor
3. THACO
Xét theo từng thương hiệu, thứ tự sắp xếp doanh số cụ thể:
1. Toyota Việt Nam: Thương hiệu xe Nhật bán 78.795 xe con (không tính Hiace), vững vị trí đầu bảng, bỏ đối thủ hơn 10.000 xe. Tốc độ tăng trưởng so với 2018 đạt 20%.
2. Hyundai: Thương hiệu do TC Motor phân phối bán 69.916 xe con trong 2019, tăng trưởng 25% so với năm ngoái. Đặc biệt, toàn bộ xe hãng này đều được lắp ráp tại Việt Nam.
3. Honda: Trong năm 2019, có 33.102 chiếc xe ô tô thương hiệu Honda tới tay khách Việt. Sự trỗi dậy của CR-V, vượt qua CX-5 đứng top phân khúc cũng góp phần giúp Honda Việt Nam tăng trưởng 22%.
4. Mazda: Đây là hãng xe duy nhất trong danh sách gần như không tăng trưởng. Số xe bán năm 2019 là 32.731 xe, hơn đúng ba xe so với năm 2018. Mazda3 vẫn là mẫu xe dẫn đầu phân khúc sedan cỡ C.
5. Ford: thương hiệu xe đến từ Mỹ vẫn là cái tên "chậm mà chắc" với lợi thế Ford Ranger bá chủ phân khúc bán tải. Hãng bán 32.175 xe trong 2019, tăng 31% so với 2018. Tuy vậy, EcoSport đã để Hyundai Kona lấy vị trí dấu đầu dòng crossover cỡ B.
6. Mitsubishi: là hãng xe Nhật Bản có sự tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ 198%. Doanh số 2019 của hãng xe Nhật là 30.642 xe, trong đó phần lớn đóng góp bởi “cú hích” Xpander.
7. Kia: Thương hiệu xe Hàn Quốc đạt 30.103 xe, tăng trưởng chỉ 4%, tốc độ tăng chậm, tương tự như Mazda cùng do Thaco phân phối. Morning và Cerato là hai mẫu xe chịu trách nhiệm “gánh vác” doanh số.
8: Suzuki: Thương hiệu Nhật bán 11.786 xe trong năm 2019, thấp hơn đáng kể so với nhóm từ Kia trở lên. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn đạt tới 71%. Suzuki không có sản phẩm nào nổi bật trên thị trường, ngoại trừ Ertiga mới về nước có chút mới lạ.
Những thương hiệu còn lại như Chevrolet (VinFast phân phối), Isuzu doanh số quá thấp. Nissan không công bố đầy đủ số liệu nên không được đưa vào bảng xếp hạng.
Tóm lại, năm 2019, thị trường ô tô Việt Nam có những thay đổi đột biến với cả người dùng cũng như các hãng xe, một bức tranh có đủ mảng màu sáng, tối và sự mới mẻ. Năm 2020 được kỳ vọng sẽ có nhiều bứt phá hơn.
Nguồn: [Link nguồn]
Bảng danh sách có tới 4 mẫu xe nhập khẩu của Toyota và những cái tên mới xuất hiện vào cuối năm 2019 nên có doanh số bán...