Vệ sinh muội than họng nạp, việc làm cần thiết cho các dòng xe lâu năm
Sử dụng xe lâu năm nên thực hiện việc vệ sinh muội than và nhất là các xe máy dầu.
Muội than (muội carbon) bám dày đặc và tích tụ bên trong động cơ ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất, mức tiêu hao nhiên liệu cũng như độ bền của xe. Có nhiều nguyên nhân khiến muội than hình thành nhanh trong đó chủ yếu do công nghệ động cơ cũ, chất lượng nhiên liệu và cả cách vận hành xe, nhất là trong thành phố.
Mặc dù hiện nay nhiều công nghệ động cơ mới đã giúp hạn chế tối đa muội than hình thành nhưng với điều kiện nhiên liệu chưa đảm bảo tại Việt Nam thì việc quan tâm tới vấn đề vệ sinh khoang động cơ vẫn rất cần thiết.
Tại sao cần vệ sinh muội than động cơ?
Muội than thường xuất hiện trong động cơ và hệ thống xả. Khi hoạt động một thời gian dài, những muội than sản sinh trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn của động cơ sẽ tạo thành dạng hạt mịn có độ cứng cao, chúng tích tụ và bám chặt vào xupap, đầu piston, thành xi lanh hay bugi….
Về lâu về dài, lớp muội than dày có thể làm xước thành xi hay lanh hay ảnh hưởng tới tỉ số nén động cơ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho động cơ hoạt động với hiệu suất thấp, tiêu tốn nhiên liệu hơn. Động cơ làm việc yếu sẽ kéo theo nhiều tình trạng khác nhau ví dụ như: Xe chạy không ổn định, tăng tốc kém và giảm tốc không đều / Thường xuyên ngắc ngứ, khó khởi động / Xe chạy ì, giật cục, tiếng động cơ kêu to / Hao tốn nhiên liệu hơn mức bình thường / Tuổi thọ động cơ giảm, tốn thời gian bảo trì bảo dưỡng
Theo khuyến cáo từ các hãng xe, sau mỗi 15.000 - 20.000 km, nên thực hiện vệ sinh muội than kết hợp với vệ sinh kim phun để tối ưu hoạt động của động cơ và nâng cao tuổi thọ của động cơ.
Các phương pháp vệ sinh muội than động cơ
Cách đơn giản nhất và tiết kiệm chi phí nhất là sử dụng các chất phụ gia vệ sinh động cơ. Chất phụ gia này chỉ cần đổ vào xe cùng nhiên liệu và được chia làm hai loại: Vệ sinh khi muội than đã hình thành và xúc tác tăng hiệu quả đốt cháy nhiên liệu, giúp ngăn ngừa việc hình thành muội than. Cách sử dụng dung dịch có ưu điểm là nhanh, gọn nhẹ tuy nhiên hiệu quả đem lại thì khó để kiểm chứng thực tế.
Nếu tình hình không cải thiện, xe sẽ cần được đưa đến các xưởng sửa chữa để kiểm tra và khắc phục. Nhiều gara hiện nay có các thiết bị camera để thực hiện "nội soi" động cơ, qua đó xác định rõ ràng tình trạng bám muội than và đưa ra cách xử lý phù hợp.
Đầu tiên là phương pháp vệ sinh buồng đốt bằng khí Hydrogen, sử dụng máy chuyên dụng. Máy điện phân nước thành khí H2 và O2, hỗn hợp khí này đi vào buồng đốt, sau đó lại được đốt cháy tạo thành nước, sản sinh nhiệt lượng cao (xấp xỉ 3.000 độ C), giúp triệt tiêu và đẩy muội than ra qua đường ống xả. Đây được xem là một giải pháp an toàn cho động cơ của bạn với chi phí hợp lý.
Ngoài ra hiện nay còn một phương pháp nữa là bắn trấu vào các cổ nạp xả động cơ với nguyên lý tương tự như bắn khí CO2. Tuy nhiên nó chỉ áp dụng cho một số dòng xe có thể tháo rời một cách dễ dàng. Cả 2 phương án trên đều có mức chi phí không hề rẻ nhưng bù lại hiệu quả khá cao mà không cần phải tháo rã động cơ nhưng vẫn mang lại hiệu suất như ban đầu.
Giải pháp cuối cùng và phức tạp nhất là tháo rã máy, dùng các dụng cụ làm sạch thủ công (đại tu máy). Phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Bên cạnh đó, việc tháo rã máy máy cũng làm cho động cơ của bạn mất “zin”, làm giảm giá trị xe rất nhiều nếu bạn muốn bán xe.
Tóm lại, việc làm sạch muội than (Carbon) trong buồng đốt động cơ xe ô tô là việc làm cần thiết và thường xuyên. Người dùng nên chú ý tới những thay đổi về hiệu năng vận hành và mức tiêu thụ nhiên liệu của xe. Từ đó sớm đưa ra giải pháp xử lý, tránh mất nhiều thời gian và tiền bạc, cũng như để mỗi chuyến đi được an toàn hơn.
Mẫu xe bán tải Toyota Hilux phiên bản GR Sport 2.8 đầu tiên đang được chào bán thị trường trong nước.
Nguồn: [Link nguồn]