Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron

Sự kiện: Bugatti Veyron

Với vận tốc tối đa lên đến 420 km/h, Bugatti Chiron trở thành “ông hoàng tốc độ” trên đường đua.

Bugatti Chiron được xem là sự kế thừa của biểu tượng tốc độ từ "tiền bối" Veyron, nhưng nó cũng sở hữu một loạt những thay đổi với nội thất sang trọng bậc nhất trong khi vẫn trở thành chiếc xe có tốc độ nhanh nhất khi thử nghiệm trên đường đua Le Mans, đạt vận tốc 420 km/h. Chính điều này làm nên sức hút vô cùng lớn với tín đồ xe hơi xoay quay quá trình sản xuất chiếc xe này.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 1

Được phát triển tại "Atelier" trụ sở chính của công ty đặt ở Molsheim, Pháp, quá trình sản xuất một chiếc siêu xe Chiron chỉ thực sự bắt đầu khi khách hàng có cấu hình chính xác chiếc xe mà mình mong muốn. Công ty từng tuyên bố sẽ chỉ sản xuất 70 chiếc Chiron trong năm 2017 này.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 2

Thông thường, Bugatti chỉ đưa ra từ 5-6 màu sắc ngoại thất khác nhau của những chiếc xe khác cho khách hàng lựa chọn, nhưng với Chiron thì hoàn toàn khác. Hãng xe Pháp đã ưu ái và muốn tạo ra sự khác biệt trên phiên bản đặc biệt bằng việc cung cấp 23 tùy chọn màu ngoại thất khác nhau, đây là tùy chọn nằm trong chương trình điều chỉnh cá nhân hóa của công ty - La Maison Pur Sang.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 3

Nếu chừng đó là chưa đủ, Bugatti còn cung cấp 8 biến thể carbon, 31 màu da bọc nội thất khác nhau, 8 sắc thái của da Alcantara, 30 màu chỉ khâu, 18 tùy chọn thảm và 11 màu dây đai an toàn. Những chi tiết này còn chưa bao gồm các màu sắc trên logo, chữ viết tắt và một vài những kết hợp màu sắc cá nhân khác.

Mời các bạn xem trailer của Chiron

Chỉ sau khi những tùy chọn trên được khách hàng lựa chọn tinh tươm, dây truyền sản xuất một chiếc Chiron mới thực sự bắt đầu, 20 nhân viên tận tâm với nhiệm vụ lắp ráp “chiếc siêu xe thể thao mạnh mẽ nhất, nhanh nhất, sang trọng nhất và độc nhất từ hơn 1.800 bộ phận cá nhân”.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 4

Đầu tiên là thân xe, nơi cấu tạo khung gầm và thân xe liền được lắp ráp đầu tiên để đảm bảo tất cả mọi thứ phù hợp với nhau một cách hoàn hảo. Tiếp theo, thân xe sẽ trải qua ba tuần để hoàn thành việc sơn 8 lớp hoàn toàn thủ công, với mỗi lớp đều được đánh bóng trước khi sơn lớp tiếp theo.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 5

Sau khi hoàn thành, thân xe được chuyển đến phòng riêng có diện tích khoảng 93m2 tại Atelier để bắt đầu bắt đầu lắp ráp. Không hề có băng truyền hay bất kỳ con robot nào tham gia vào quá trình sản xuất Chiron tại đây. Chiếc xe sẽ được láp ráp thông qua 12 trạm, trong đó mỗi khía cạnh của xe sẽ được hoàn thiện.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 6

Ở trạm đầu tiên sẽ tập trung vào việc chuẩn bị hệ thống truyền động của Chiron, trong đó bao gồm động cơ W16 8.0 lít kết hợp với hộp số tự động 7 cấp. Động cơ mới trên Chiron mạnh hơn 25% so với người tiền nhiệm, có khả năng sản sinh công xuất 1.497 mã lực và mô-men xoắn 1.600Nm. Siêu xe có thể đạt tốc độ tối đa là 420 km/h.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 7

Tại trạm hai, hệ thống truyền động được lắp ráp vào khung xe, nhà sản xuất cho biết chiếc xe sẽ có trọng lượng 628kg, giúp nó nhẹ hơn so với Veyron. Tiếp theo, ba công nhân sẽ đợi sẵn ở hai trạm xây dựng khung gầm, cũng là nhân viên chịu trách nhiệm lắp ráp phần đuôi xe, monocoque và khung.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 8

Sau đó, đến phần lắp ráp hệ thống làm mát và điện của xe, tiếp đó là sự kết hợp giữa monocoque và đuôi xe. Vị trí này có tất cả 14 bu lông titan được sử dụng (mỗi cái nặng 34 gam) để đảm bảo an toàn lắp đặt. Tổng cộng có tất cả 1.800 khớp bắt vít trên Chiron, được thắt chặt bởi một hệ thống nutrunner EC.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 9

Hệ thống này cho phép lưu trữ và hiển thị trên máy tính dưới dạng biểu đồ, máy tính sẽ phát tín hiệu cho các công nhân khi đã lắp ráp đạt được giá trị mô-men xoắn đạt chuẩn. Ngoài sự tham gia của 1.800 khớp bắt vít có thể nhìn thấy, trong tài liệu đưa ra của Bugatti chiếc xe đòi hỏi tới 1.068 khớp nối tất cả.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 10

Sau khi lắp ráp xong khung gầm với thân xe, nhiên liệu sẽ được bơm vào động cơ 16 xi-lanh lần đầu tiên. Chiếc xe sẽ nhận được bánh xe tạm thời và được gửi đến một phòng thí nghiệm nhằm đo đạc sức mạnh, mô-men xoắn hay lực kéo, lượng khí thải, tốc độ, các thông số liên quan đến động cơ. Phía Bugatti nói rằng cỗ máy mà họ vừa kiểm tra có hiệu suất mạnh nhất trong làng xế hộp trên thế giới, và nó có thể tạo ra 1.200 amps trong khi hoạt động.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 11

Tiếp đến, hệ thống truyền động sẽ trải qua nhiều bài kiểm tra khác nhau như tăng tốc với đầy đủ sức mạnh, tại đây các hệ thống khác nhau được giám sát để đảm bảo chúng được vận hành đúng cách. Các thử nghiệm mất khoảng từ hai đến ba giờ, trong suốt khoảng thời gian đó, chiếc xe có thể di chuyển khoảng 60km, và vì lý do an toàn, xe được gắn chặt với sàn nhà bằng cách sử dụng bộ điều hợp đặc biệt.

Một khi Bugatti Chiron hoàn thành toàn bộ các bài kiểm tra, nó sẽ được lắp đặt thân vỏ bên ngoài ở trạm tiếp theo. Các bộ phận này chủ yếu được làm bằng sợi carbon siêu mỏng, siêu nhẹ, và sẽ được lắp ráp mô tả ước chừng tại trung tâm công nghệ của Bugatti cách 200m với Atelier.

Tường tận quy trình Bugatti tạo ra “ông hoàng tốc độ” Chiron - 12

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thanh ([Tên nguồn])
Bugatti Veyron Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN