Từ năm sau, dòng xe động cơ lai và xe điện sẽ tem đăng kiểm riêng

Sự kiện: Ô tô điện
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Từ năm 2025, các dòng xe EV, PHEV, xe động cơ lai Hybrid sẽ có tem Đăng kiểm riêng biệt.

Theo thông tin mới, tem đăng kiểm cho xe xe hybrid và ô tô thuần điện sẽ có những dấu hiệu riêng tạo sự nhận dạng đây là là phương tiện sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường.

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 53/2024, quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ và cách nhận diện xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện với môi trường. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Phân loại phương tiện theo năng lượng sử dụng

Xe cơ giới thông thường: Sử dụng động cơ chạy bằng xăng hoặc diesel.

Xe cơ giới thân thiện môi trường: Là các phương tiện sử dụng năng lượng hoặc công nghệ giúp giảm phát thải carbon trực tiếp so với xe thông thường. Nhóm này bao gồm:

Xe thuần điện (PEV hoặc BEV): Sử dụng hệ thống truyền động điện hoàn toàn.

Xe pin nhiên liệu thuần túy (PFCEV hoặc FCEV): Hoạt động nhờ pin nhiên liệu, đây là nguồn năng lượng duy nhất cho hệ thống động lực.

Xe sử dụng nhiên liệu hydro.

Đối với xe hybrid điện (HEV), Thông tư phân loại cụ thể:

MHEV (Hybrid điện nhẹ): Hệ thống hybrid hỗ trợ động cơ đốt trong với khả năng tái tạo phanh và cung cấp năng lượng cho các hệ thống phụ trợ, không thể sạc từ nguồn điện bên ngoài.

FHEV (Hybrid điện hoàn toàn): Có thể chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện trong điều kiện nhất định (như di chuyển ở tốc độ thấp) nhưng không sạc từ nguồn bên ngoài.

PHEV (Hybrid sạc ngoài): Có khả năng sạc pin từ nguồn điện ngoài.

Dấu hiệu nhận biết xe thân thiện môi trường

Xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh sẽ được nhận diện bằng tem kiểm định nền xanh lá cây. Mẫu tem cụ thể sẽ được quy định trong các thông tư liên quan đến kiểm định và khí thải.

Phân loại phương tiện theo mức độ tự động hóa

Thông tư cũng phân loại phương tiện giao thông dựa trên khả năng tự động hóa:

Phương tiện thông thường: Người lái thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ điều khiển xe, dù có sự hỗ trợ của các hệ thống an toàn chủ động.

Phương tiện thông minh: Được phân thành 5 cấp độ tự động hóa (theo tiêu chuẩn ISO/SAE PAS 22736:2021):

Cấp độ 1, 2, 3: Cho phép tự động hóa một phần.

Cấp độ 4, 5: Hoàn toàn tự động, có thể tự điều khiển, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông. 

Thông tư 53/2024 đánh dấu một bước tiến mới trong việc quản lý và thúc đẩy sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường và ứng dụng công nghệ hiện đại.

VinFast vừa tổ chức sự kiện bàn giao xe VF 7 số lượng lớn cho khách hàng tại Hà Nội, TP HCM.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Chi ([Tên nguồn])
Ô tô điện Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN