Tính năng hỗ trợ đổ dốc trên ô tô, liệu có thật sự cần thiết?

Tất cả trang bị an toàn đa phần đều vận hành phức tạp và tên gọi ít nhiều khó thể hiện đúng chức năng của chúng. Tuy vậy, hệ thống hỗ trợ đổ đèo lại thuộc số ít còn lại và ít được biết đến. Vậy hệ thống này có thực sự cần thiết?

Chức năng của hệ thống hỗ trợ đổ đèo là kiểm soát tốc độ của xe khi xuống dốc hoặc đổ đèo. Ban đầu, hệ thống này được phát triển nhằm mục đích hỗ trợ cho khả năng Offroad, ngày nay được trang phổ biến trên những mẫu xe SUV/Crossover và một số phân khúc xe khác. Tuy vậy, mức độ cần thiết còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, chúng ta có cần thiết phải chi thêm tiền cho chức năng này?

Nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ đổ đèo ra đời chưa lâu, tuy nhiên nó không thể tồn tại mà không có hệ thống chống bó cứng phanh (ABS). Bởi lẽ, hệ thống này hoạt động như một phần chức năng khác của hệ thống chống bó cứng phanh, nó sử dụng chung hệ thống cảm biến ở các bánh xe và mô-đun điều khiển để can thiệp lực phanh khi cần thiết. Nếu hệ thống chống bó cứng phanh giảm áp lực phanh bằng cách can thiệp liên tục khi người lái phanh gấp, thì hệ thống hỗ trợ đổ đèo tự điều chỉnh lực phanh, giải phóng hoàn toàn người lái khỏi bàn đạp phanh.

Tính năng hỗ trợ đổ dốc trên ô tô, liệu có thật sự cần thiết? - 1

Trong trường hợp di chuyển xuống dốc trên những đoạn đường mòn hay Offroad, đi chậm và êm ái là yếu tố quan trọng đảm bảo sự an toàn cho cả xe và người ngồi bên trong. Lúc này hệ thống hỗ trợ đổ đèo sẽ được kích hoạt, hệ thống sẽ tự động đưa ra lực phanh giúp đảm bảo xe di chuyển xuống dốc theo tốc độ đã được thiết lập sẵn. Đồng thời để duy trì lực kéo, lực phanh từng bánh sẽ được điều khiển độc lập và ngắt nhả từng nhịp ngắn, để ngăn hiện tượng khóa bánh, có thể gây trượt và mất kiểm soát.

Hiện tại, hệ thống này đã được tất cả hãng xe nghiên cứu thành công, hệ thống chỉ hoạt động dưới tốc độ thiết lập từ trước bởi nhà sản xuất, và thường được kích hoạt thông qua một nút ấn hoặc công tắc gạt. Trong trường hợp di chuyển xuống một đoạn đường dốc với bề mặt là cát hoặc sỏi, hệ thống hỗ trợ đổ đèo sẽ giải phóng người lái khỏi chân phanh, thậm chí không cần bận tâm đang di chuyển số nào. Người lái chỉ cần tập trung “vần” vô lăng theo đúng hướng di chuyển. Một số hãng xe cho phép người lái tăng hoặc giảm tốc độ di chuyển xuống dốc, nhưng điều quan trọng nhất là người lái cần tập trung vào việc điều khiển đúng hướng đi xuống dốc.

Tính năng hỗ trợ đổ dốc trên ô tô, liệu có thật sự cần thiết? - 2

Cách hoạt động này tương tự như khi chúng ta gài cầu chậm và xuống dốc trên một mẫu xe dẫn động 4 bánh bán thời gian. Tỉ số truyền của hộp số càng cao, tốc độ vòng quay bánh xe sẽ càng thấp, giúp tăng khả năng kiểm soát khi di chuyển trên những cung đường Offroad nhiều thử thách.

Vậy hệ thống này có thực sự cần thiết?

Hầu hết các nhà sản xuất hiện nay đều trang bị tính năng hỗ trợ đổ đèo trên những xe dẫn động 4WD hay AWD và tích hợp vào hệ thống kiểm soát lực kéo. Với những mẫu xe này, bạn sẽ không phải trả thêm tiền mà đây sẽ là trang bị tiêu chuẩn.  Một số mẫu xe tại Việt Nam có tính năng này là Toyota Fortuner 2.7V 4x4, Mazda BT-50 3.2L AT 4WD, Nissan X-Trail 2.5 SV AWD…

Tính năng hỗ trợ đổ dốc trên ô tô, liệu có thật sự cần thiết? - 3

Trường hợp xe không có tính năng hỗ trợ đổ đèo và bạn cũng chỉ sử dụng xe di chuyển chủ yếu trong đô thị, đường bằng thì cũng không cần thiết phải bỏ tiền thêm để trang bị tính năng này vì chi phí để sở hữu nó cũng không hề rẻ và bạn cần tính toán, cân nhắc thật kỹ.

Mitsubishi Xpander của dân chơi miền Nam độ hệ thống treo khí nén

Một chủ sở hữu xe Xpander khu vực thành phố Hồ Chí Minh vừa chi hầu bao ra để nâng cấp hệ thống treo khí nén với khả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo LAN ANH (t/h) ([Tên nguồn])
Mỗi ngày một kinh nghiệm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN