Quá "ế", đại lý ô tô ồ ạt giảm giá xả hàng tồn kho
Khi thị trường xe hơi có dấu hiệu chậm lại và số lượng hàng tồn kho ngày càng tăng, để đẩy hàng tồn thì các nhà sản xuất và đại lý phân phối giảm lợi nhuận bằng cách hạ giá thành xe, mức giá có thể được giảm một phần ba so với ban đầu...
Thị trường ô tô tại Mỹ đang trải qua giai đoạn sụt giảm doanh số, dẫn đến việc các đại lý buôn xe buộc phải giảm giá mới mong có cơ hội bán hàng. Xe đời 2017 có thể được giảm 6.000-8.000 USD, thậm chí tới 10.000 USD để các đại lý "dọn kho". Chiến thuật bán hàng này mang lại lợi ích cho người mua, nhưng việc mạnh tay cắt giảm giá bán là dấu hiệu mới nhất cho thấy ngành công nghiệp xe hơi đang tồn tại nhiều vấn đề.
Vào tháng 4, doanh số bán hàng giảm 4,7%, tương đương với 1,4 triệu xe con và xe tải hạng nhẹ. Dự đoán doanh số của năm 2017 là 17,2 triệu xe, giảm so với mức 17,5 triệu xe của 2016. Tuy nhiên doanh số ước tính vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, và giảm giá là một trong những chiến lược đầu tiên mà các nhà sản xuất xe hơi sử dụng, khi cảm thấy cần thu hút nhiều khách hàng vào các mẫu xe mới.
Tuy nhiên, việc giảm giá sâu đối với xe mới là phản ứng trước mức tiêu thụ chậm và hàng tồn ngày càng tăng. Nếu duy trì việc giảm giá trong một thời gian dài, có thể gây hại cho chính nhà sản xuất do lấn vào biên lợi nhuận và làm giảm giá trị các loại xe đã qua sử dụng. Một thập kỷ trước, việc áp dụng chính sách giảm giá ngay khi mua hàng tạo nên cơn sốt khi General Motors cung cấp mức giá vốn dành cho nhân viên cho tất cả khách hàng. Nhiều hãng khác cũng hối hả làm theo. Hậu quả là ngành công nghiệp xe hơi rơi vào khủng hoảng và GM bị phá sản.
Hiện rất ít loại xe không áp dụng giá chiết khấu. Các loại xe tải, SUV và những mẫu xe có không gian nội thất rộng rãi - thứ mà người Mỹ gần đây ưa chuộng - đều có mức giá ưu đãi. Việc giảm giá đáng kể được áp dụng với các sản phẩm như Colorado 2017, Nissan Altima, Hyundai Sonata, Chevrolet Malibu, Ford Fusion, Leckner Nissan, Escape... và nhiều mẫu khác. Các thương hiệu cao cấp cũng giảm giá nhưng ở mức thấp hơn và giới hạn ở những mẫu xe bán chậm nhất định. Khách hàng vẫn có thể mua các mẫu sedan đã được chiết khấu như BMW 320, Cadillac ATS và Infiniti Q50. Còn Extreme Dodge thì giảm tới 20% giá bán cho khách hàng.
Các nhà sản xuất buộc phải thay đổi mức độ sản xuất, điển hình như Fiat Chrysler dừng việc cùng lúc sản xuất xe hơi hạng nhỏ và trung, hoặc GM và Ford cắt giảm một số dây chuyền ở nhà máy tại Mỹ... để quản lý việc tiêu thụ những xe tồn kho.
Thời gian gần đây, xe mới cũng phải cạnh tranh gay gắt với các loại xe đã qua sử dụng. Số lượng xe mới tồn kho vượt khỏi tầm kiểm soát của các nhà sản xuất. , Theo thống kê của Edmunds, khoảng 3,5 triệu xe cho thuê vào 2-3 năm trước, sẽ được bán lại dưới dạng xe cũ vào năm nay, vào số lượng này sẽ còn tăng vào năm 2018. Nên người mua có 2 sự lựa chọn, một chiếc xe mới hoặc chiếc xe cũ chỉ mới chạy 32.000 km với giá còn một nửa.
Trong khoảng 7 năm trở lại đây, thị trường xe hơi bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại do các nhà sản xuất bắt đầu giới hạn lại việc áp dụng chiết khấu tiền mặt và thử sử dụng những phương pháp khác để thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng. Các nhà sản xuất cung cấp giá chiết khấu cho các đại lý, hoặc đưa giá chiết khấu kèm theo mục tiêu bán hàng khá cao. Tuy nhiên, gần đây - vào ngày 10/5, Toyota cho biết đã mất lợi nhuận trong tuần cuối của tháng 3, mức lỗ đầu tiên trong khu vực trong vòng 5 năm trở lại đây. Một trong những lý do được nêu ra là: việc trả lương theo doanh số đang ngày càng tăng; điều này cho thấy, việc áp dụng chiết khấu dù có chọn lọc và khoanh vùng, nhưng đã bắt đầu xuất hiện rắc rối.
Kèm theo đó, các hãng xe hơi cũng bắt đầu quay trở lại với hình thức cho thuê xe và cho vay dài hạn, thời hạn kéo dài 72 hoặc 84 tháng, tạo thuận tiện hơn cho khách hàng trong việc thanh toán.