Ô tô điện tại Việt Nam: Còn thiếu chính sách ưu tiên

Sự kiện: Ô tô điện

Chính sách quản lý nhà nước hiện hành với xe điện được phân tích trong công trình nghiên cứu của EVNCPC về triển khai hạ tầng xe điện ở Đà Nẵng.

Một mẫu xe điện thử nghiệm của VinFast có giá là 690 triệu đồng, chưa bao gồm pin

Một mẫu xe điện thử nghiệm của VinFast có giá là 690 triệu đồng, chưa bao gồm pin

Nhập khẩu xe điện

Theo nhóm nghiên cứu của Tổng Công ty điện lực miền Trung (EVNCPC), việc nhập khẩu ô tô điện đã được cơ quan hải quan xác nhận như bình thường giống như xe động cơ xăng dầu truyền thống với Mã HS 87039019 hoặc tương đương.

Chế độ thuế phí đang được áp dụng giống như xe động cơ xăng dầu truyền thống, khiến cho xe điện vốn có giá thành cao trở nên khó cạnh tranh với xe truyền thống.

Những yêu cầu chặt chẽ hơn về việc nhập khẩu và lưu hành xe ô tô khiến cho việc nhập khẩu xe ngày một khó hơn như: Nghị định 116/2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô; thông tư 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu.

Để giảm chi phí nhập khẩu, các xe điện có giá cả hợp lý đến được tay người tiêu dùng thường từ các quốc gia ASEAN, để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu như: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore.

Nghị định số 57/2020 có bổ sung các chủng loại xe thân thiện môi trường như xe ô tô chạy điện, xe hybrid vào đối tượng áp dụng ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, bổ sung thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế giai đoạn 2018 - 2022.

Một trạm sạc của cho xe máy điện, ô tô điện của VinFast ở Đà Nẵng

Một trạm sạc của cho xe máy điện, ô tô điện của VinFast ở Đà Nẵng

Đăng kiểm xe điện

Việc đăng kiểm đối với xe ô tô điện vẫn áp dụng theo thông tư số 86/2014/TTBGTVT ngày 31/12/2014.

Tuy nhiên hiện tại chỉ mới đăng kiểm cho những dòng xe điện lưu hành nội bộ trong sân golf, resort hoặc phục vụ du lịch theo tuyến phố cố định.

Xin giấy phép lưu hành

Ngày 31/12/2014, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 86/2014 quy định về điều kiện đối với xe chở người 4 bánh có gắn động cơ (trong đó có động cơ điện) và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế, có hiệu lực từ ngày 15/3/2015.

Phạm vi, tuyến đường hoạt động của các loại xe này do UBND các tỉnh, thành phố quy định.

Hiện nay Bộ GTVT chưa có quy định mới về nhập khẩu ô tô điện lưu hành tự do, chỉ cho phép lưu hành trên một số tuyến phố chính do UBND tỉnh, thành phố chấp thuận.

Vì vậy, hiện nay đơn vị sở hữu xe điện như EVNCPC cần xin UBND thành phố cấp phép hoạt động trong một số tuyến phố chính (đưa đón khách ở bân bay, lưu thông trên một số tuyến đường du lịch phục vụ ngắm cảnh…)

Trạm sạc của hãng Porsche tại TP.HCM

Trạm sạc của hãng Porsche tại TP.HCM

Rào cản về chính sách khuyến khích sử dụng

Theo nhóm nghiên cứu của Tổng Công ty điện lực miền Trung (EVNCPC), hiện Việt Nam chưa có chính sách ưu tiên, khuyến khích riêng cho xe điện, nên mọi chế độ thuế phí đang được áp dụng giống như xe động cơ xăng dầu truyền thống, khiến giá lăn bánh cho xe điện đắt đỏ hơn xe truyền thống.

Bên cạnh đó, việc thâm nhập để mở rộng thị trường mới và gia tăng lợi thế cạnh tranh với dòng xe truyền thống còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của mỗi quốc gia và mạng lưới trạm sạc đi kèm.

Đa phần các quốc gia khuyến khích sử dụng xe điện sẽ ưu tiên hỗ trợ về thuế nhập khẩu, phí đăng kiểm lưu hành, hỗ trợ hãng xe trong việc xây dựng mạng lưới trạm sạc,…nên giá xe điện sẽ rẻ hơn nhiều so với giá niêm yết mà nhà sản xuất đưa ra, đây là điều mà hiện tại Việt Nam đang còn hạn chế và còn nhiều rào cản.

Nguồn: [Link nguồn]

Ô tô điện: 'Vũ khí' đẳng cấp của người Việt

Việc sở hữu ô tô điện đang trở thành trào lưu trên khắp thế giới (không chỉ tại Việt Nam), như một thông điệp ngầm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lam Anh ([Tên nguồn])
Ô tô điện Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN