Những chính sách đối với phương tiện giao thông có hiệu lực từ năm 2020

Chính thức bước sang năm 2020, một số chính sách mới liên quan tới ô tô, xe máy sẽ có hiệu lực từ 2020 như: ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới hay cấp GPLX phải có mã QR và xe máy phải dán nhãn năng lượng, .

Từ năm 2020, hàng loạt ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới. Ngày 28/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 16/2019/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2019 quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.

Trong đó, đối với ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông, sản xuất sau năm 2008 áp dụng Mức 2 từ ngày 1/1/2020. Ngoài ra, các loại ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 và mức 5.

Những chính sách đối với phương tiện giao thông có hiệu lực từ năm 2020 - 1

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tiêu chuẩn khí thải 4 mức (1, 2, 3 và 4) là giới hạn lớn nhất cho phép của các chất gây ô nhiễm và khói trong khí thải của xe ô tô. Điều này đã được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018 “Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải”.

Theo quy định mới này, từ ngày 1/1/2020, các loại xe ô tô sản xuất từ năm 2008 trở lại đây phải đáp ứng mức tiêu chuẩn khí thải mới với mức cao hơn hiện nay, khi đó ô tô mới được cấp Chứng nhận đăng kiểm để tham gia giao thông. Cụ thể, tiêu chuẩn khí thải mới quy định mức độ khói trong khí thải xe ô tô chỉ được phép tối đa 3,5% nồng độ CO. Đối với xe dùng nhiên liệu diesel động cơ 4 kỳ có giới hạn tối đa chất HC là 800ppm thể tích và tỷ lệ khói HSU tối đa là 60%.

Những chính sách đối với phương tiện giao thông có hiệu lực từ năm 2020 - 2

Tiếp theo chính là quy định về lắp camera giám sát trực tiếp việc sát hạch lái xe, lấy dấu vân tay học viên và cấp giấy phép có mã QR. Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành Thông tư số 38/2019 sửa đổi một số điều của Thông tư 12 quy định về đào tạo cấp giấy phép lái xe (GPLX). Theo đó, đối với công tác đào tạo, thông tư 38 quy định kể từ ngày 1/5/2020 các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, điều này có nghĩa là học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.

Đặc biệt, Thông tư quy định các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường để giám sát số km học lái xe trên đường của học viên. Thông tư số 38/2019 sửa đổi của Bộ GTVT cũng bổ sung thêm hai môn học là học xử lý tình huống giao thông trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trên cabin tập lái.

Những chính sách đối với phương tiện giao thông có hiệu lực từ năm 2020 - 3

Đối với nội dung sát hạch, trước đây học viên chỉ thi 3 nội dung, nay bổ sung thêm nội dung là học viên phải sát hạch xử lý các tình huống trên phần mềm mô phỏng. Đáng chú ý nhất đó là từ ngày 1/1/2020, tất cả trung tâm sát hạch phải lắp đặt camera giám sát ở phòng sát hạch lý thuyết và sân sát hạch và truyền trực tiếp về Tổng cục Đường bộ để các cơ quan quản lý an toàn giao thông, cơ quan công an có thể truy cập trực tiếp giám sát quá trình sát hạch.

Đặc biệt, Kể từ ngày 1/6/2020, giấy phép lái xe (GPLX) cấp mới sẽ có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin trên GPLX và liên kết với hệ thống thông tin quản lý cấp GPLX. Những giấy phép được cấp trước ngày 1/12/2019 vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép.

Những chính sách đối với phương tiện giao thông có hiệu lực từ năm 2020 - 4

Đây là quy định được Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, trong đó sửa đổi một số quy định về mẫu giấy phép lái xe (GPLX).

Xe máy phải dán nhãn năng lượng theo đúng quy định. Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 59/2018/TT-BGTVT hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu. Theo đó, cơ sở sản xuất, nhập khẩu xe phải công khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu theo quy định trước khi thực hiện dán nhãn năng lượng.

Cũng theo Thông tư 59, cơ sở sản xuất, nhập khẩu xe in nhãn năng lượng của xe theo mẫu quy định của Bộ Công Thương. Sau khi gửi thông tin công khai tới cơ quan quản lý chất lượng, cơ sở sản xuất, nhập khẩu thực hiện dán nhãn năng lượng trên từng xe tại vị trí dễ quan sát trước khi đưa ra thị trường.

Những chính sách đối với phương tiện giao thông có hiệu lực từ năm 2020 - 5

Việc dán nhãn năng lượng phải được cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe duy trì trên xe cho tới khi xe được bàn giao đến tay người tiêu dùng - thông tư nêu rõ.

Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải công khai lại thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng khi tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng thay đổi; kiểu loại xe đã được công khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng có những thay đổi mà không đáp ứng được điều kiện mở rộng việc thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải theo quy định.

Kèm với đó là công khai sai mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc kết quả kiểm tra, giám sát phát hiện mức tiêu thụ nhiên liệu thực tế vượt quá 4% so với mức công khai của cơ sở sản xuất, nhập khẩu.

Nguồn: [Link nguồn]

Honda S2000 phiên bản kỷ niệm 20 năm sẽ có mặt Tokyo Auto Salon 2020

Bộ phận phụ kiện của hãng sản xuất ô tô (Honda Access) đã công bố những dòng sản phẩm sẽ có mặt tại Tokyo Auto Salon...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo LAN ANH (t/h) ([Tên nguồn])
Mỗi ngày một kinh nghiệm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN