Nhiên liệu sinh học – giải pháp giảm phát thải ngành ô tô của Toyota Việt Nam

Trong điều kiện tắc đường, lượng phát thải CO2/năm của xe hybrid và xe động cơ đốt trong đều giảm đáng kể nếu dùng xăng E5 thay cho loại RON95.

Nhiều năm trở lại đây, những bản kế hoạch hướng đến tương lai của các hãng xe trên thế giới đã xuất hiện dày đặc hơn cụm từ “trung hòa carbon”. Bởi đây không còn là định hướng kinh doanh của một thương hiệu riêng lẻ, mà gần như là yêu cầu không thể khác của ngành công nghiệp ô tô dưới tác động ngày càng lớn của Chính phủ các nước. Việt Nam cũng vậy, mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0% vào 2050 của nhà nước đòi hỏi các hãng xe cần có những hành động cụ thể ngay từ bây giờ.

Toyota tiên phong phát triển xe hybrid, giảm phát thải tại Việt Nam.

Toyota tiên phong phát triển xe hybrid, giảm phát thải tại Việt Nam.

Toyota Việt Nam là một trong những công ty tích cực đồng hành cùng Chính phủ hướng đến tương lai không phát thải. Định hướng tiếp cận đa chiều, mở rộng tối đa các giảm pháp trung hòa carbon của Toyota bắt đầu bằng việc giới thiệu xe hybrid ra thị trường. Mới đây, một bước tiến mới của hãng Nhật trong mục tiêu xanh hóa giao thông Việt Nam đã thành hình.

"Toyota Việt Nam (TMV) đã hợp tác cùng Đại học Bách Khoa Hà Nội và Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn triển khai dự án nghiên cứu hiệu quả ứng dụng nhiên liệu sinh học trên phương tiện giao thông tại Việt Nam. Tại hội thảo về giải pháp xanh giảm phát thải trong ngành ô tô tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 8 vừa qua", ông Nakano Keita, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam cho biết: “Dự án đã thu được những kết quả tích cực về việc sử dụng xăng sinh học trên phương tiện ô tô”.

PGS.TS Đàm Hoàng Phúc đánh giá cao hiệu quả của xăng sinh học.

PGS.TS Đàm Hoàng Phúc đánh giá cao hiệu quả của xăng sinh học.

PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô, Đại học Bách Khoa Hà Nội, chủ nhiệm dự án cùng các cộng sự đã nghiên cứu về hiệu quả của xăng sinh học đối với khía cạnh tiêu hao nhiên liệu, lượng phát thải ra môi trường. Ông cho biết, từ kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm lẫn vận hành thực tế trên cả xe động cơ đốt trong (ICE) và xe hybrid (HEV), nhiên liệu sinh học có thể được tính đến là một giải pháp để góp phần trung hòa carbon.

Cụ thể, khi sử dụng xăng RON95, xăng sinh học E5 và E10, cả ba loại này trên xe hybrid (mẫu thử nghiệm Toyota Corolla Cross 1.8HEV) đều cho hiệu quả cắt giảm CO2 tốt hơn xe động cơ đốt trong ICE (mẫu thử nghiệm Toyota Corolla Cross 1.8V), lớn nhất là 61% trong điều kiện nội đô. Trong điều kiện tắc đường, xăng sinh học nói chung giảm phát thải CO2 khoảng 9,2-11% đối với xe HEV và 5,7-11,6,% đối với xe ICE.

Với riêng xe HEV, hiệu quả cắt giảm khí độc hại rõ rệt so với xe ICE với cả 3 loại xăng kể trên. Lớn nhất là mức giảm 27% khí HC và 48% khí CO. Nhóm nghiên cứu của ĐH Bách Khoa Hà Nội tính toán, nếu sử dụng xăng sinh học E5, lượng tiêu hao nhiên liệu có thể giảm thiểu 37,86 lít/năm đối với xe HEV và 7,28 lít/năm đối với xe ICE.

Hơn 37 lít xăng tiết kiệm được nhờ nhiên liệu sinh học giúp giảm chi phí sử dụng lẫn giảm phát thải. Lượng phát thải này tương đương với việc trồng 4 cây cao 30m. Càng nhiều xe sử dụng xăng sinh học, lượng khí thải ra môi trường càng giảm.

Giai đoạn 1 dự án nghiên cứu xăng sinh học đã cho hiệu quả tích cực.

Giai đoạn 1 dự án nghiên cứu xăng sinh học đã cho hiệu quả tích cực.

Kết quả của nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, nhiên liệu sinh học như E5 không ảnh hưởng đến quá trình vận hành của xe. Thậm chí, thời gian tăng tốc của xăng E5 ít hơn khoảng 11,38% so với xăng RON95 thông thường. Về vấn đề này, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc cho rằng, mục tiêu vừa giảm phát thải, tiết kiệm nhiên liệu nhưng không bỏ quên "cảm giác hứng khởi khi lái xe" của Toyota có thể không bị ảnh hưởng nếu chọn giải pháp mang tên xăng sinh học.

Tiến sĩ Trần Hải Ninh, đại diện Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đánh giá kết quả của nghiên cứu về ứng dụng xăng sinh học lần này là tham chiếu để Nhà nước có thêm các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, mở rộng các kênh phân phối nhiên liệu mới. Đây cũng là cách để hiện thực hóa mục tiêu trong Quyết định số 876 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và metan của ngành giao thông.

“Nhiên liệu sinh học sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam trong lộ trình giảm phát thải khí nhà kính và thực hiện cam kết Net Zero vào 2050”, tiến sĩ Hải Ninh nói thêm.

Còn với Toyota, nghiên cứu và ứng dụng nhiên liệu sinh học cho ô tô chưa phải là hướng đi cuối cùng để hướng đến trung hòa carbon. Hãng xe Nhật cho biết sẽ luôn nỗ lực để đem đến các giải pháp di chuyển toàn diện cho từng thị trường. Xe dùng nhiên liệu sinh học, xe hybrid (HEV), hybrid sạc ngoài (PHEV), xe điện chạy pin (BEV), xe điện dùng pin nhiên liệu (FCEV)… đều phát triển song hành, tùy hạ tầng giao thông, thói quen sử dụng của khách hàng. Bởi mục đích cuối cùng là giảm phát thải, càng nhiều giải pháp càng tốt.

Toyota Việt Nam tiếp tục phát triển dải sản phẩm hybrid.

Toyota Việt Nam tiếp tục phát triển dải sản phẩm hybrid.

Bằng cách tiếp cận nhiều công nghệ điện hóa khác nhau, Toyota đang cho thấy bước đi đúng đắn trong mục tiêu cắt giảm khí khải. Lượng xe điện hóa bán ra thị trường của hãng từ 1997 đến tháng 2/2023 khoảng 22 triệu chiếc, nhiều nhất trên thế giới. Toyota hiện sở hữu dải sản phẩm với hơn 60 mẫu xe điện hóa, doanh số khoảng 2 triệu xe/năm.

Toyota toàn cầu luôn xem trọng quá trình trung hòa carbon theo hướng toàn cục. Nghĩa là việc giảm phát thải phải bắt đầu từ quá trình sản xuất năng lượng tới sử dụng xe (Well to Wheel). Không những vậy, hoạt động tái chế xe sau khi sử dụng cũng quan trọng không kém. Theo hãng xe Nhật, bảo vệ môi trường không phải là hành động chuyển từ phát thải dễ nhìn thấy sang khó thấy hơn.

Ngay tại Việt Nam, không chỉ cung cấp các mẫu xe hybrid sớm nhất ra thị trường, nghiên cứu xăng sinh học mới để ứng dụng phương tiện giao thông hiện hành, các hoạt động cộng đồng hướng đến bảo vệ môi trường cũng được chú trọng. Chương trình như “Trồng 1 tỷ cây xanh – Vì một Việt Nam xanh”, hay “Toyota hưởng ứng tháng hành động vì môi trường hướng tới chuyển đổi xanh” là những ví dụ cho điều đó.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN