Muôn kiểu giới hạn tốc độ để tránh phạt nguội ô tô
Nhiều tài xế đã sử dụng các ứng dụng, phần mềm giới hạn tốc độ để tránh bị phạt nguội và bị đăng kiểm ngắn ngày.
Hiện nay trên nhiều tuyến đường, cao tốc ở Việt Nam được gắn camera phạt nguội khiến cho nhiều tài xế không dám lơ là chân ga khi tham gia giao thông. Theo đó nhiều tài xế đã sử dụng các hình thức để kiểm soát tốc độ của mình nhằm mục đích tránh bị phạt nguội.
Nhiều hình thức kiểm soát tốc độ
Khi nhắc đến tốc độ, đặc biệt trên các tuyến đường quốc lộ và cao tốc, các tài xế thường xuyên bị phạt nguội vì lý do quá tốc độ từ 5-10 km/giờ. Do đó nhiều hình thức kiểm soát tốc độ được “ra đời” và nở rộ trong thời gian gần đây.
Một ứng dụng đo tốc độ của Vietmap. Ảnh: TN
Một trong những phương pháp được tài xế áp dụng là bộ HUD của Công ty TNHH ứng dụng bản đồ Việt (Vietmap) hay các apps giới hạn tốc độ bằng điện thoại thông qua GPS. Tuy nhiên, mỗi ứng dụng đều có những lời khen chê của người sử dụng.
Một tài xế chia sẻ: “Tôi cũng đang sử dụng thử nghiệm bộ HUD mới của Vietmap, ứng dụng này sử dụng dữ liệu bản đồ online, họ cập nhập thường xuyên, mình không cần làm gì cả, mua một lần sẽ hạn chế được nhiều lỗi khi lái xe”.
Tuy nhiên cũng một số tài xế lại cho rằng thông tin hiển thị của bộ ứng dụng này không hay, hiển thị nhiều thông tin quá sẽ bị rối cho người sử dụng, trong khi đó tài xế vừa phải quan sát người tham gia giao thông vừa phải nhìn thông tin hiển thị của ứng dụng để kiểm soát tốc độ.
Tương tự như vậy, một số ứng dụng khác cũng chỉ “được lòng” một số tài xế, còn một số khác còn đòi hỏi nhiều tiện ích hơn.
Anh Trần Lâm Thông (quận 12, TP.HCM) chia sẻ: “App giới hạn tốc độ thì có nhiều loại, về cơ bản tôi sử dụng thử có ổn định và báo tốc độ tốt khi kết nối trên phầm mềm ioS, còn đối với Android thì tôi chưa thử nghiệm. Tuy nhiên, một số ứng dụng chưa kết hợp hiển thị biển báo nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng”.
Một ứng dụng giới hạn tốc độ được sử dụng trên điện thoại. Ảnh: TN
Theo tìm hiểu, các ứng dụng này nhằm mục đích cập nhật tốc độ quy định trên từng đoạn đường, quãng đường, theo đó người lái xe có thể được cảnh báo khi chuẩn bị vượt quá tốc độ cho phép. Do đó, người lái xe sẽ chủ động hơn trong việc điều khiển chân ga khi tham gia di chuyển trên đường mà không quá lo sợ bị phạt nguội.
Có nên lắp thêm thiết bị giới hạn tốc độ?
Theo khảo sát của PV, hiện nay bộ ứng dựng HUD đang cháy hàng, một số đại lý không còn sản phẩm để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu.
Được biết, bộ ứng dụng HUD có tới 3 loại sản phẩm, mỗi loại có những chức năng và mức giá khá nhau. Cụ thể, đối với loại HUD H1X có giá khoảng 2 triệu đồng, loại này cũng giống như HUD bình thường nhưng có thêm cảnh báo giao thông. Đối với loại H1N có giá khoảng 3,5 triệu đồng, H1N hơn H1X là có dẫn đường, báo rẻ khi dẫn đường. Và sản phẩm H1AS có giá từ 4-5 triệu đồng, H1AS này cũng giống với bộ H1N nhưng có thêm báo cảm biến áp suất lốp.
“Tất cả đều cảnh báo giao thông như là báo tốc độ giới hạn, báo camera phạt nguội. Đặc biệt, khách hàng mua bộ HUD chỉ cần cắm vào xe và sử dụng chứ không cần phải đấu nối với dây điện trên xe”- một nhân viên bán hàng chia sẻ.
Riêng đối với một số ứng dụng trên điện thoại, tài xế có thể tự tải app về để sử dụng mà không tốn kém đến chi phí.
Hình thức xử phạt nguội đang được các tài xế quan tâm thời gian gần đây. Ảnh: TN
Ngoài ra, một bộ giới hạn tốc độ khác cũng đang được các tài xế truyền tay nhau như hệ thống Lim. Chức năng của bộ này khi được kích hoạt, hệ thống sẽ kiểm soát tốc độ của xe sao cho luôn thấp hơn so với tốc độ giới hạn người lái đã đặt, cho dù người lái có đạp quá chân ga, hệ thống điện tử trên xe cũng không cho phép xe chạy quá tốc độ đã được thiết lập.
Tuy nhiên, mỗi ứng dụng đều có những tiện ích khác nhau, do đó tài xế có thể lựa chọn một trong các ứng dụng để giới hạn tốc độ và để tránh phạt nguội (nếu có).
Theo một chuyên gia ô tô, xe máy cho biết: “Các tài xế không nhất thiết phải sử dụng các ứng dụng giới hạn tốc độ khi tài xế đã có ý thức lái xe và đặc biệt phải quan sát, nắm rõ các biển hiệu giao thông để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Khi đó tài xế sẽ không dễ dàng “dính” phạt nguội”.
Làm sao để biết có bị phạt nguội hay không? Cách 1: Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông Truy cập trang wed: http://www.csgt.vn/ và điền đầy đủ thông tin trên Mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh. Cách 2: Tra cứu phạt nguội ô tô trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam Truy cập địa chỉ www.vr.org.vn và điền thông tin vào mục Tra cứu kiểm định xe cơ giới hoặc bấm trực tiếp vào link sau: http://app.vr.org.vn/ptpublic/. Cách 3: Kiểm tra trực tiếp trên website của Sở giao thông Vận tải Chỉ áp dụng với những tỉnh thành có tích hợp tra cứu phạt nguội trên website. Ví dụ: - Hà Nội: https://congan.hanoi.gov.vn - Thành phố Hồ Chí Minh: http://www.giaothong.hochiminhcity.gov.vn/tracuu/#home/VIPHAM - Đà Nẵng: https://vpgtcatp.danang.gov.vn/ Cách 4: Sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động. Theo tìm hiểu của PV, một trong những App trên thiết bị điện thoại đang được nhiều người quan tâm có tên là “kiểm tra phạt nguội”. Ứng dụng này có thể thích ứng cho nền tảng Android và iOS. Theo đó, tài xế chỉ cần mở ứng dựng và quét biển số xe của mình hoặc người thân, ứng dụng sẽ tự nhận diện biển số xe và hiển thị thông tin phạt nguội của chiếc xe này nếu có. Trường hợp xe không bị phạt nguội, ứng dụng sẽ báo về biển số xe này chưa xử phạt. |
Nguồn: [Link nguồn]
Chiếc ô tô mới tinh vừa lăn bánh ra khỏi đại lý trong vòng 1 phút ngay lập tức mất gần 60 triệu đồng.